Bé ngủ không ngon giấc hay lăn lộn là tình trạng rất hay gặp ở hầu hết tất cả các em bé sơ sinh, khiến cho các bậc cha mẹ vô cùng lo lắng và bất an. Vậy làm thế nào để khắc phục được tình trạng bé ngủ không ngon giấc hay lăn lộn, các bạn hãy cùng chúng tôi theo dõi bài viết dưới đây nhé!
Nguyên nhân do đâu mà bé ngủ không ngon giấc hay lăn lộn
Các bé từ khi nằm trong bụng mẹ cho tới lúc được sinh ra đời thì hầu hết các bộ phận trên cơ thể đã đều được hình thành tương đối là hoàn thiện, nhất là bộ não của bé. Nhưng, như vậy không có nghĩa là các chức năng của cơ thể cũng được phát triển hoàn thiện như người lớn mà vẫn cần có thêm một khoảng thời gian từ khi được sinh ra cho tới lúc ở độ tuổi trưởng thành.
Như các bạn đều biết, não và hệ thần kinh trung ương là 2 bộ phận có vai trò vô cùng quan trọng và sở hữu những chức năng không hề dễ dàng. Là những bộ phận cần tiếp tục được phát triển về các mặt: tâm sinh lý, chức năng, nhận thức,…; như các nhà khoa học nghiên cứu thì nó sẽ được hoàn thiện khi bé lên 6 tuổi.
Ở những giai đoạn đầu khi bé mới rời khỏi bụng mẹ để ra với thế giới bên ngoài, mỗi giấc ngủ đều rất quan trọng với bé. Bởi não sẽ là địa điểm để tiếp nhận nhiệm vụ chính yếu và cấp thiết nhất liên quan tới giấc ngủ của bé mỗi ngày. Khi đó, não sẽ đóng vai trò là bộ máy trung tâm để điều khiển ý thức của bé ngủ hay là thức. Vỏ não của bé sẽ có nghĩa vụ là ức chế toàn bộ các hoạt động có ý thứ trong khi bé ngủ sâu giấc. Lúc này, những vùng não khác vẫn thực hiện nhiệm vụ của mình là điều khiển các hệ vận động vô thức trong khi bé ngủ: thở, nhu động hệ tiết niệu, nhịp tim,… diễn ra bình thường.
Với các bé, còn quá nhỏ nên bộ não vẫn chưa được hoàn thiện đầy đủ về mặt chức năng nên quá trình làm chủ giấc ngủ là một điều không hề dễ dàng. Não không có đủ khả năng để áp chế được tất cả hoạt động tồn tại ý thức khi bé ngủ. Do đó dẫn tới tình trạng bé ngủ không ngon giấc hay lăn lộn.
Để có thể nói về vấn đề bé ngủ không ngon giấc hay lăn lộn do các yếu tố nào gây ra, thì chúng ta có thể kể tới một số vitamin có ảnh hưởng như:
- Ở độ tuổi của bé, đang là tuổi ăn tuổi lớn, tuổi phát triển toàn diện về thể chất và tinh thần, nhưng lại không được cung cấp và bổ sung đầy đủ các lượng chất dinh dưỡng, chất khoáng cần thiết hay không được tiếp nhận vitamin D. Làm ảnh hưởng tới quá trình phát triển của trẻ, gây thiếu hụt Canxi, không được bổ sung đủ Photpho, Magie…
- Không nhận được đủ các vi lượng, hệ quả phải chịu là làm cho hệ thần kinh của bé dễ bị nhạy cảm hơn, nhất là với giấc ngủ khi bé ngủ không ngon giấc hay lăn lộn.
- Khi bé đang cập bến độ tuổi phát triển và thành thạo những động tác cơ bản thì trong ngày bé sẽ năng động hơn, các hoạt động tay và chân cũng sẽ mạnh dạn hơn. Do đó, hiện tượng dư âm những hoạt động mạnh của bé trong ngày sẽ dễ xuất hiện trong khi bé ngủ, làm cho bé bị giật mình hay bật khóc, bé ngủ không ngủ ngon hay lăn lộn.
- Tới giai đoạn bé bắt đầu tập nói, tập giao tiếp với mọi người xung quanh, đồng nghĩa với việc bé sẽ có những tiếp nhận và tác động tới tâm lý lẫn cảm xúc… Những cảm xúc khi diễn ra quá mạnh, vượt khả năng tiếp nhận của não bộ của bé sẽ dễ xuất hiện trong giấc ngủ của bé, khiến đêm bé ngủ không ngon hay lăn lộn .
- Khi bé dần dần phát triển từ giai đoạn này chuyển qua giai đoạn kia thì bữa ăn uống của bé cũng được chuyển đổi, bé phải tập ăn những loại thức ăn khác với khẩu vị hàng ngày, hay đồ ăn có khẩu vị bé không thích sẽ làm ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa và tâm lí của bé. Điều này cũng dễ gây tác động không tốt tới não bộ của bé, dễ gây ra hiện tượng sợ hãi, quấy vào ban đêm, khiến bé ngủ không ngon hay lăn lộn, quấy,…
Ngoài ra tình trạng bé ngủ không ngon hay lăn lộn cũng do một số bệnh lý ở cơ thể như: ốm, sốt, khó chịu do thời tiết,… và những hoạt động sinh lý bình thường hàng ngày: đói bụng, buồn tiểu,…
Khi bé ngủ không ngon hay lăn lộn cần làm gì để khắc phục
Xây dựng cho bé một không gian ngủ thoáng, thoải mái
Phòng ngủ của bé cần được vệ sinh mỗi ngày, giường, mền và các vật dụng khác phải đảm bảo thơm tho, sạch sẽ, được giặt giũ cẩn thận đều đặn mỗi tuần 1 lần. Không gian phòng cho bé phải thoáng mát, rộng rãi, hạn chế tiếng ồn lớn và để độ sáng trong phòng vừa phải, tránh trực tiếp ánh sáng từ bên ngoài chiếu vào phòng. Đặc biệt, cần chú ý tới nhiệt độ phòng ngủ của bé là một trong những cách để khắc phục tình trạng bé ngủ không ngon hay lăn lộn. Nên điều chỉnh nhiệt độ điều hòa hay máy sưởi về chế độ thích hợp với nhiệt độ cơ thể của bé.
Cho bé một tâm lý thật thoải mái trước và khi bé ngủ
Bé ngủ không ngon hay lăn lộn nguyên nhân một phần tác nhân là do ban ngày bé chơi đùa và nghịch ngợm quá nhiều nên bị bố mẹ lớn tiếng la mắng. Điều này làm ảnh hưởng tới tâm lý còn yếu ớt của bé, góp phần khiến cho bé ngủ không ngon hay lăn lộn, dễ bị giật mình thức giấc. Chính vì vậy, các bậc cha mẹ cần tìm cho mình phương pháp nhẹ nhàng nhưng vẫn rắn để giáo dục bé cho phù hợp, hạn chế lớn tiếng gây nặng nề lên tâm lý của bé.
Bố mẹ nên hạn chế cho bé vận động nhiều trước khi đi ngủ
Cho bé vui chơi, hoạt động tay chân là một điều tốt cho sự phát triển của xương. Tuy nhiên, nếu bé hoạt động quá nhiều thì sẽ gây ra những hệ quả xấu, ảnh hưởng trực tiếp tới giấc ngủ của bé, khiến bé ngủ không ngon hay lăn lộn. Vậy nên, cha mẹ cần lưu ý, hạn chế cho con vận động nhiều trước khi đi ngủ hoặc có thể thay vì vận động thì hãy massage nhẹ nhàng cho bé hoặc thể dục nhẹ nhàng chân tay tại chỗ cho bé.
Mặc đồ ngủ thông thoáng và cho bé nằm tư thế ngủ thoải mái nhất
Bé ngủ không ngon hay lăn lộn có thể là do đồ bé mặc đi ngủ không được thông thoáng, không vừa với bé khiến bé khó chịu hoặc tư thế ngủ không đúng, khiến bé nằm không thoải mái. Đây là những điều nhỏ nhặt, nhiều cha mẹ sẽ không để ý nhưng lại rất quan trọng và ảnh hưởng trực tiếp tới giấc ngủ của bé nên các cha mẹ cần lưu tâm.
Trên đây là những chia sẻ của bác sỹ Trần Đức Minh Tâm về nguyên nhân và các yếu tố kèm với đó là phương pháp giúp các cha mẹ xử lý tình trạng bé ngủ không ngon giấc. Hi vọng sẽ đem tới nhiều hữu ích cho các bạn!