Rối loạn cương dương là một bệnh lý khá phổ biến ở nam giới tuy không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe nhưng nó gây nhiều tổn hại đến tinh thần và hạnh phúc tình cảm lứa đôi, khiến nam giới mất tự tin trước bản năng đàn ông của mình. Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh rối loạn cương dương, tuy nhiên có một số nghiên cứu cho thấy đối với những bệnh nhân bị đái tháo đường càng lâu thì tỷ lệ rối loạn cương dương càng tăng, vạy rối loạn cương dương ở người bệnh đái tháo đường là như nào và có giải pháp nào để chữa trị triệt để không, hãy cùng tìm hiểu bài viết sau nhé!
1. rối loạn cương dương là bệnh có biểu hiện như thế nào?
Rối loạn cương dương là bệnh sinh lý ở nam giới, là tính trạng dương vật không cương cứng, khó cương cứng hoặc không giữ được sự cương cứng khi quan hệ tình dục. Có một số biểu hiện của bệnh rối loạn cương dương như: liệt dương, bất lực, không có hứng thú khi quan hệ, thiểu năng sinh dục nam giới,..đây cũng chính là những dấu hiệu đầu tiên nhất khiến nam giới có thể phát hiện và nhận biết để chữa trị kịp thời.
Bệnh rối loạn cương dương tuy không gây nguy hiểm về tính mạng nhưng nó ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến đời sống tình dục của nam giới, tác động đến tinh thần khiến họ áp lực, mất tự tin đối với bạn tình của mình cũng như thu hẹp khoảng cách trong xã hội, dần dần gây ra những hậu quả khó lường . Đặc biệt đối với các bệnh nhân bị bệnh đái tháo đường thì tình trạng rối loạn cương dương sẽ xảy ra sớm hơn so với bình thường, tình trạng rối loạn cương dương sẽ tăng nếu thời gian bị đái tháo đường càng lâu và một số các yếu tố như tuổi tác, sử dụng các chất kích thích, có các biến chứng mạch máu, kiểm soát đường huyết kém thì sẽ làm gia tăng nguy cơ bị bệnh. Một nghiên cứu cho thấy rằng tỉ lệ người bị bệnh đái tháo đường mắc rối loạn cương dương cao hơn người bình thường cùng lứa tuổi từ 15- 18 lần, đây là một tỉ lệ khá cao và các bệnh nhân bị đái tháo đường cần chú ý và có những biện pháp phòng ngừa, khắc phục kịp thời.
Có khá nhiều nguyên nhân gây ra bệnh rối loạn cương ở nam giới, đối với người bị bệnh đái tháo đường, có thể liệt kê 4 nhóm nguyên nhân bao gồm các bệnh lý mạch máu, nội tiết, thần kinh và tâm thần.
- Các bệnh lý mạch máu: tình trạng cương cứng của dương vật được duy trì bởi việc đổ đầy máu vào thể hang để lấp đầy các khoảng trống. Kết hợp với sự kích thích từ thần kinh và giới tính sẽ dẫn đến tiết một chất hóa học là nitric oxide, chất này sẽ ức chế hệ thần kinh giao cảm đồng thời nó sẽ kích thích hệ phó giao cảm từ đó tăng lượng máu đến các thể hang của dương vật, bên cạnh đó còn có tác dụng cản trở dòng máu trở về bằng đường tĩnh mạch, tạo ra sự cương cứng cho dương vật. Do đó, bệnh đái tháo đường nếu không được kiểm soát sẽ dẫn tới tình trạng xơ vữa mạch máu thậm chí làm tắc các mạch máu đến dương vật, giảm khả năng cương cứng.
- Về nguyên nhân nội tiết: Bệnh lý đái tháo đường thương gây ra nhiều tác hại đến cơ thể, đặc biệt gây đề kháng insulin, kháng leptin và tăng tiết ra aromatase và dẫn đến hậu quả cuối cùng chính là sinh dục thứ phát và làm giảm nồng độ testosterone, việc giảm nồng độ testosterone sẽ làm giảm khả năng cương cứng ở dương vật bởi vì đây là hormon giữ vai trò chủ đạo chức năng hoạt động tình dục nam giới.
- Về nguyên nhân thần kinh: Đối với những bệnh nhân bị đái tháo đường, đặc biệt là sử dụng nhiều chất kích thích sẽ làm tổn thương hệ thần kinh giao cảm và phó giao cảm, làm mất khả năng cương cứng.
- Về nguyên nhân tâm thần: bệnh đái tháo đường sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe như mất ngủ, cảm thấy mệt mỏi, căng thẳng,…ảnh hưởng đến hoạt động tình dục ở nam giới.
3. làm sao để chẩn đoán bệnh rối loạn cương dương ở người bị bệnh đái tháo đường?
Khi có các biểu hiện của bệnh như giảm ham muốn, dương vật không cương cứng hoặc khó cương cứng khi quan hệ thì bệnh nhân cần gặp và trao đổi với bác sĩ sớm để có những biện pháp chữa trị kịp thời. Bác sĩ sẽ chẩn đoán cho bệnh nhân qua một số phương pháp như:
- Thực hiện xét nghiệm và đánh giá về đường máu và đường niệu.
- Tìm hiểu và đánh giá các biến chứng mạch máu, các biến chứng thần kinh
- Trao đổi và thăm dò kỹ lưỡng tâm lý của bệnh nhân
- Kiểm tra nồng độ Testosterone, các chức năng gan, thận,…
- Tình trạng sử dụng các chất kích thích,..
4. điều trị bệnh rối loạn cương dương ở người bệnh đái tháo đường như thế nào?
Muốn điều trị bệnh đạt được hiệu quả thì việc phát hiện sớm chứng bệnh là vô cùng quan trọng, nếu tình trạng rối loạn này phát hiện muộn ở người bệnh đái tháo đường thì việc chữa trị khá khó để đạt được hiệu quả tốt nhất. Đa số rối loạn cương dương ở người bệnh đái tháo đường là do sự phối hợp của các yếu tố như thần kinh, nội tiết, các biến chứng mạch máu, tâm thần, do đó để điều trị bệnh rối loạn cương dương ở cần có sự phối hợp tác động lên cả các yếu tố đó kết hợp với đa chuyên khoa:
- Cần điều chỉnh lối sống sinh hoạt lành mạnh: không sử dụng các chất kích thích như bia rượu, có chế độ ăn uống khoa học đầy đủ chất dinh dưỡng, thường xuyên rèn luyện thể dục thể thao.
- Cần điều chỉnh lượng glucose trong máu: Sử dụng thuốc uống hoặc tiêm insulin
- Điều chỉnh một số biến chứng mạch máu: Dùng các thuốc chống xơ vữa động mạch, tắc mạch, điều chỉnh cholesterol
- Cải thiện tâm lý, điều trị trầm cảm
- Sử dụng đến các biện pháp điều trị đặc hiệu như dùng các nội tiết tố có testosterone, các liệu pháp sóng xung kích, thuốc ức chế 5 – Phosphodiesterase,…
Việc điều trị bệnh rất phức tạp nên để có kết quả tốt nhất, các bệnh nhân cần có ý thức tuân thủ nghiêm ngặt phác đồ điều trị của bác sĩ cũng như giữ thói quen sống lành mạnh để tình trạng bệnh thuyên giảm nhanh nhất.
Bài viết trên đã cung cấp đầy đủ thông tin về việc rối loạn cương dương ở người bệnh đái tháo đường, hy vọng bạn sẽ có cái nhìn tổng quan nhất về bệnh này cũng như tích lũy cho mình những kiến thức bổ ích để có những quyết định đúng đắn.
.tb_button {padding:1px;cursor:pointer;border-right: 1px solid #8b8b8b;border-left: 1px solid #FFF;border-bottom: 1px solid #fff;}.tb_button.hover {borer:2px outset #def; background-color: #f8f8f8 !important;}.ws_toolbar {z-index:100000} .ws_toolbar .ws_tb_btn {cursor:pointer;border:1px solid #555;padding:3px} .tb_highlight{background-color:yellow} .tb_hide {visibility:hidden} .ws_toolbar img {padding:2px;margin:0px}