Tác dụng của Vitamin K! Công dụng & liều dùng Vitamin K!

Vitamin K ảnh hưởng đến quá trình đông máu, chuyển hóa xương và nồng độ canxi trong máu người. Bởi vậy, nếu thiếu hụt Vitamin K, người mắc bệnh sẽ gặp tình trạng xuất huyết, chảy máu quá nhiều. Dưới đây là những điều bạn chắc chắn cần phải biết về tác dụng của vitamin K cũng như những điều cần chú ý.

1. tìm hiểu chung về vitamin k

Vitamin K bao gồm hai loại: 

Vitamin K1 (hay còn gọi là phytonadione), là nguồn cung cấp chính cho Vitamin K, có nguồn gốc từ thực vật, đặc biệt là các loại rau xanh, rau bina, bông cải xanh, bắp cải, rau má, cà chua,.. . 

Vitamin K có rất nhiều trong các loại rau xanh

Loại thứ hai là Vitamin K2 (hay còn gọi là menaquinon), ít phổ biến hơn, được tạo ra từ các vi khuẩn có lợi sống trong ruột người. Vitamin K2 có nhiều trong một số thức ăn làm từ động vật (cá, trứng) hoặc thực phẩm lên men (sữa, sữa chua hoặc các chế phẩm từ sữa khác). Khi được điều chế thành thuốc, vitamin K1 được ưa chuộng hơn vì ít gây độc và hoạt động nhanh trong một số điều kiện. 

Ngoài ra, Vitamin K3 (với tên gọi là menadione) là loại Vitamin được tổng hợp từ các phản ứng hóa học và có thể điều chế thành thuốc, tuy nhiên độc tính cao hơn hai loại trên. 

Thông thường, những người mắc các chứng bệnh về đường ruột (hội chứng rò rỉ hoặc viêm ruột, hội chứng ruột kích thích mãn tính) hoặc bệnh đường mật, gan, celiac, nhạy cảm với gluten sẽ khó hấp thu Vitamin K, dẫn đến tình trạng thiếu hụt Vitamin K trong cơ thể. Sử dụng thuốc chống đông, giảm mỡ máu hoặc các loại kháng sinh không đúng cách trong thời gian dài cũng gián tiếp gây nên triệu chứng liên quan đến Vitamin K.

Khi bị thiếu hụt Vitamin K, con người thường gặp một số tình trạng sau đây: chảy máu mũi, chảy máu chân răng, trên người xuất hiện nhiều vết bầm tím, các vết thương chảy máu nhiều và khó đông. Đối với phụ nữ, thời kỳ kinh nguyệt kéo dài hơn bình thường, đi kèm với chứng đau bụng và lượng máu ra nhiều hơn bình thường. Nếu thiếu hụt Vitamin K lâu ngày sẽ dẫn tới quá trình loãng xương.

Vitamin K không chỉ là loại thần dược bảo đảm chức năng trong cơ thể hoạt động bình thường mà còn liên hệ trực tiếp tới làm đẹp. Nếu như bạn là người ưa chuộng các sản phẩm tự nhiên, lành mạnh để làm đẹp da thì không nên quên bỏ Vitamin K vào trong thực đơn ăn uống của mình đâu nhé. Một số công dụng của Vitamin K liên quan đến làm đẹp như: 

Cải thiện làn da: Vitamin K dạng kem bôi ngoài da có thể giúp bạn trị mụn trứng cá, điều trị rạn da, làm mờ vết sẹo, bỏng hay bầm tím, ngăn ngừa nếp nhăn, chống lão hóa. Vitamin K có công dụng thần kỳ này cũng bởi lẽ Vitamin K ngăn tình trạng dư thừa trong tế bào elastin của da (liên kết elastin giúp da săn chắc, đàn hồi), nhờ đó tránh bị vôi hóa gây xơ cứng động mạch, giúp da luôn mềm mại. Ngoài ra, Vitamin K vô cùng cần thiết để hình thành protein – chất giúp duy trì làn da khỏe mạnh. Đặc biệt, Vitamin K là thứ thuốc công hiệu giúp chữa lành vết thương và sưng sau phẫu thuật. 

Cải thiện làn da, chống lão hóa là một trong những công dụng nổi bật của vitamin K

Duy trì chức năng tim mạch khỏe mạnh: Vitamin K có khả năng hạn chế các cơn đau tim hay ngăn ngưà vôi hóa các động mạch bởi loại Vitamin này có thể mang canxi ra khỏi các động mạch và ngăn ngừa sự hình thành các mảng bám cứng nguy hiểm trên thành động mạch. Bên cạnh đó Vitamin K còn làm đàn hồi thành mạch máu giúp giảm nguy cơ hình thành cục máu đông – nguyên nhân chính gây ra những cơn đau tim và tai biến mạch máu não.

Giảm nguy cơ các bệnh lý về xương: Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng, Vitamin K có khả năng giảm nguy cơ loãng xương nhờ tăng protein, tăng mật độ khoáng xương để giảm tỷ lệ gãy xương ở những người bị loãng xương, duy trì canxi xương,…

Cải thiện các triệu chứng của kinh nguyệt: Đối với chị em phụ nữ, đây là một món quà trời ban, bởi Vitamin K vốn là loại thuốc giúp đông máu, sẽ giúp giảm chứng đau bụng kinh khủng khiếp mà họ phải chịu đựng nhờ điều chỉnh chức năng kích thích tố. 

 

Chống ung thư: Vitamin K có tác dụng chống ung thư như: ung thư tuyến tiền liệt, đại tràng, dạ dày, mũi, vòm họng và khoang miệng.

Bảo vệ sức khỏe răng miệng: Vitamin K có liên quan đến việc hình thành khoáng hóa xương và răng nên sẽ ngăn ngừa chứng sâu răng và một số bệnh lý liên quan đến răng lợi

3. liều dùng vitamin k

Nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi uống vitamin K để đem đến hiệu quả tốt nhất

Thông thường, để duy trì cơ thể khỏe mạnh và phòng ngừa các triệu chứng Vitamin K, các bác sĩ khuyến khích người bệnh duy trì lối sống khỏe mạnh bằng cách tập thể thao và xây dựng chế độ ăn uống giàu Vitamin K. Song, bạn cũng có thể kết hợp chế độ ăn với thuốc tổng hợp. Hiện nay, trên thị trường đã có thuốc dạng viên nén 2mg, 5mg và 10mg hoặc Viên nang, dung dịch tiêm, kem bôi ngoài da. Cho dù áp dụng cách thức nào, cách sử dụng thuốc phải tuân theo liều dùng sau đây:

Với người trưởng thành

  • Đối với người bình thường: 120 mcg một lần mỗi ngày dành cho nam giới và 90 mcg một lần mỗi ngày dành cho nữ giới
  • Đối với người bị thiếu hụt vitamin K do thuốc do suy dinh dưỡng: 10-40 mg mỗi ngày một lần.
  • Đối với người lớn gặp vấn đề về đông máu: 5 mg mỗi ngày một lần

Với trẻ em

  • Trẻ từ 0-6 tháng: 2 mcg một lần mỗi ngày
  • Trẻ từ 6-12 tháng: 2.5 mcg một lần mỗi ngày
  • Trẻ từ 1-3 tuổi: 30 mcg một lần mỗi ngày
  • Trẻ từ 4-8 tuổi: 55 mcg một lần mỗi ngày
  • Trẻ từ 9-13 tuổi: 60 mcg một lần mỗi ngày
  • Trẻ từ 14-18 tuổi: 75 mcg một lần mỗi ngày.

Liều dự phòng đối với trẻ sơ sinh thiếu vitamin K gây xuất huyết: Cần cho trẻ tiêm bắp 0,5-1 mg. Bên cạnh đó, các bậc cha mẹ có thể cho con dùng liều đầu 2 mg và liều thứ hai 2 mg sau 4 đến 7 ngày.

4. cần lưu ý gì khi dùng vitamin k

Nếu như bạn là người dị ứng với các loại gluten, có khả năng, bạn sẽ gặp phải một số tác dụng phụ khi sử dụng Vitamin K, ví dụ như: chán ăn, căng cơ, kích ứng, khó thở, sưng gan, phù nề, tái xanh, vàng da hoặc mờ mắt. Một số phản ứng hiếm gặp khác có thể kể đến như: khó nuốt, khó điều chỉnh nhịp thở, phát ban, nổi mẩn, đau thắt ngực, tiền đình, ngất xỉu,.. Tuy nhiên, tùy cơ địa mỗi người mà triệu chứng gặp phải sẽ khác nhau, tốt nhất, người dùng cần đến tìm các chuyên gia y tế để được hướng dẫn cụ thể căn cứ theo bệnh tình và thể trạng. 

Cần chú ý uống đúng cách để tránh bị dị ứng

Nếu tìm đến bác sĩ, hãy chuẩn bị các thông tin về loại thuốc, dược phẩm hoặc bất cứ thực phẩm chức năng bạn đang sử dụng, tiền sử mắc các loại bệnh (về máu, gan, túi mật, dị ứng, đái tháo đường, xơ nang, tiêu chảy, các vấn đề tiêu hóa, hoặc thiếu hụt enzyme glucose-6-phosphate dehydrogenase (G6PD)). Đặc biệt, phụ nữ mang bầu cũng cần đề cập với bác sĩ nếu trong trường hợp mang thai hay cho con bú. 

Sự tương tác thuốc có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của thuốc hoặc gia tăng mức nghiêm trọng của các bệnh lý khác. Cụ thể như: 

  • Nếu những người lớn tuổi, suy dinh dưỡng hoặc đang sử dụng thuốc chống đông máu warfarin có nguy cơ cao thiếu Vitamin K nếu đi kèm với một số loại kháng sinh như Cefamandole, Cefoperazone, Cefmetazole, Cefotetan
  • Dùng thuốc chống động kinh Phenytoin trong thời kỳ mang thai làm ức chế khả năng sử dụng vitamin K của cơ thể. 
  • Dùng thuốc giảm cân Orlistat hoặc thuốc giảm béo Olestra làm giảm lượng vitamin K. 

Trên đây là bản cập nhật các thông tin chi tiết nhất của Nhà Thuốc SUMO về tác dụng của Vitamin K, công dụng & liều dùng Vitamin K. Nhà thuốc Sumo hy vọng thông qua bài viết, bạn sẽ có cái nhìn sâu hơn về loại Vitamin thần kỳ này. 

Nhà thuốc SUMO Đã duyệt nội dung
Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, kinh nghiệm 6 năm chuyên môn về thuốc Tân dược, nghiên cứu bào chế, tư vấn thuốc, thực phẩm chức năng tại nhà thuốc Việt Pháp
Đánh giá bài viết
Bình luận (0 bình luận)