Cơ thể con người cần thiết dự trữ vitamin K đóng vai trò quan trọng trong sản xuất prothrombin – 1 loại protein giúp quá trình đông máu diễn ra bình thường cũng như giúp chuyển hóa xương hoạt động hiệu quả. Vì vitamin K hỗ trợ đông máu nên những người đang điều trị bệnh máu hoặc sử dụng thuốc làm loãng máu không nên tự ý bổ sung vitamin K mà không hỏi ý kiến bác sĩ trước tiên hoặc thực hiện các xét nghiệm lâm sàng cần thiết. Rất khó để tìm thấy việc thiếu Vitamin K ở người bình thường trong chế độ ăn bình thường, nhưng nếu quá nghiêm trọng thì sẽ ảnh hưởng đến thời gian làm đông máu khi cơ thể có vết thương hở hoặc chảy máu bên trong, tăng nguy cơ xuất huyết và mất máu quá nhiều. Vậy vitamin K có tác dụng gì?
Vitamin K1 với tên khoa học là phylloquinone, có nguồn gốc đến từ thực vật, cũng là loại vitamin K chính trong mọi chế độ ăn kiêng. Loại vitamin K thứ 2 với nguồn ít hơn vitamin K2 hay còn được gọi là menaquinone, được sản sinh bởi quá trình lên men ở thực phẩm hoặc được sản sinh trong thành ruột của cơ thể.
Cơ chế hoạt động của vitamin k
Phylloquinone hay Vitamin K1 có nguồn gốc nhiều từ thực vật. Khi đi vào cơ thể, các khuẩn trong ruột sẽ biến đổi vitamin K thành dạng dự trữ trong gan và mô mỡ. Thiếu Vitamin K dự trữ, bộ máy cơ thể sẽ không có khả năng sản xuất prothrombin – giúp quá trình đông máu diễn ra bình thường và hỗ trợ chuyển hoá xương
Chưa có nhiều ghi nhận rằng người Việt Nam bị thiếu Vitamin K trầm trọng. Tuy nhiên, nếu thiếu Vitamin K sẽ ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh và người gặp vấn đề về tiêu hoá, hấp thu dinh dưỡng như bị các bệnh về đường ruột, viêm loét đại tràng, bệnh celiac. Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ được khuyên tiêm bổ sung Vitamin K để hỗ trợ trẻ khỏi tình trạng chảy máu não thậm chí gây tử vong.
Việc bổ sung đủ lượng vitamin K được khuyến nghị tùy vào độ tuổi và giới tính. Đối với nữ giới trên 19 tuổi nên bổ sung 90 mcg hàng ngày và nam giới được khuyên nên bổ sugn 120mcg.
Vitamin K có lợi cho cơ thể theo nhiều cách khác nhau được nêu ra dưới đây:
Sức khỏe của xương Vitamin K giúp vận chuyển Canxi vào xương, nếu thiếu vitamin K, Canxi đi vào cơ thể sẽ bị dư thừa và tích tụ lại tại thận gây suy thận. Nhờ đó, Vitamin K giúp cải thiện mật độ xương, giảm các nguy cơ loãng xương gây gãy xương, là nhân tố trực tiếp để làm nên một hệ xương chắc khoẻ.
Sức khỏe nhận thức Nhiều nghiên cứu chỉ ra mối liên hệ chặt chẽ giữa nồng độ Vitamin K có trong máu và hoạt động trí nhớ ở con người ở nhiều lứa tuổi. Những người già từ 70 tuổi trở đi sẽ giảm được suy giảm nhận thức, suy giảm trí nhớ nếu trong máu có hàm lượng vitamin K cao.
Sức khỏe tim mạch Vitamin K đóng góp vào việc giữ cho huyết áp ổn định nhờ cơ chế ngăn chặn quá trinhf khoáng hoá – hoạt động làm tích tụ nhiều chất khoáng trong động mạch gây tắc nghẽn, xơ vữa. Và vì thế tim của bạn sẽ hoạt động nhịp nhàng, điều độ hơn và lưu thông hiệu quả hơn trong cơ thể. Do quá trình lớn tuổi và lão hoá, việc động mạch tim bị khoáng hoá là tất nhiên.
Nguồn thực phẩm chứa vitamin k
Vitamin K1 thường được bổ sung dễ dàng với chế độ ăn nhiều rau lá xanh như rau cải xoăn, rau diếp cá, rau cải bina. Một số nguồn dầu thực vật và hoa quả khác cũng giúp cung cấp vitamin K1. Không giống như K1, Vitamin K2 thường có nguồn gốc từ sữa, Natto – đậu nành lên men của Nhật Bản và trứng. Chỉ với 1 lượng nhỏ thực phẩm dưới đây cũng giúp cung cấp đủ lượng vitamin K1 cho cơ thể bạn hàng ngày:
- 10 nhánh rau mùi tây thường cung cấp 90 mcg
- 1/3 ounce (1 ounce = 28mg) Natto cung cấp 850 mcg
- 1 nửa bát rau cải xanh cung cấp tới 530 mcg
- 1 chén rau cải bina sống cung cấp 145 mcg
- 1 tbsp dầu đậu nành cung cấp 25 mcg
- 1 nửa chén quả nho tươi cung cấp 11 mcg
- 1 quả trứng luộc chín cung cấp 4 mcg
Mẹo vặt: Những công thức nấu ăn lành mạnh này đã được phát triển bởi một chuyên gia dinh dưỡng. Chúng có thể làm tăng lượng vitamin K của bạn trong chế độ hàng ngày.
Hy vọng với bài viết này, Nhà Thuốc SUMO đã giải đáp cho bạn được thắc mắc vitamin K có tác dụng gì và có nên bổ sung Vitamin K.