1. luyện mắt chữa cận thị
1.1 Chớp mắt liên tục trong vài phút
Trung bình 4-6 giây thì chúng ta sẽ chớp mắt một lần. Khi tập trung làm việc con số này có thể lên đến 15s/lần. Điều này sẽ dẫn đến việc mắt bị khô, mỏi mắt. Chớp mắt liên tục trong vài phút sẽ giảm tình trạng mỏi mắt, giúp tăng lượng máu lưu thông lên mắt
1.2 liếc mắt theo chiều ngang
Cố định phần đầu, từ từ đưa con mắt sang trái rồi từ từ quay sang phải, lặp đi lặp lại 10 lần. Mỗi ngày làm 2-3 chu kỳ
1.3 Nhắm mắt, di chuyển nhãn cầu theo chiều dọc
Nhắm nhẹ mắt, cố định phần đầu. Từ từ di chuyển theo chiều dọc, lặp đi lặp lại 10 lần. Mỗi ngày cũng từ 2-3 chu kỳ giống luyện mắt theo chiều ngang
1.4 Bài tập xoay tròn mắt
Tương tự như bài tập mắt theo chiều ngang và chiều dọc. Giữ cố định phần đầu, từ từ xoay nhãn cầu theo chiều kim đồng hồ rồi ngược lại
1.5 Ấn nhẹ vào thái dương
Thái Dương rất gần với mắt, bài tập này giúp mắt thư giãn và sự tuần hoàn máu lên mắt được tốt hơn. Nhắm mắt, dùng ngón tay cái ấn nhẹ vào Thái Dương, giữ trong vòng 4-5 giây
1.6 Tập cho mắt nhìn vào một vật
Đặt một vật cách xa mắt từ 4m-6m (cận càng nặng thì đặt càng gần). Cố gắng tập trung nhìn vào vật và không chớp mắt trong 30s. Sau đó nhắm nhẹ mắt, nghỉ ngơi trong 10s. Tiếp tục thực hiện nhìn vào vật 15s sau đó nghỉ. Thực hiện lặp đi lặp lại bước này nhiều lần.
1.7 Xoa mắt tập nhìn xa
Đưa mắt nhìn ra xa trong thời gian 5p-10 phút mà không dùng kính. Ban đầu nhìn những vật to hơn như ngôi nhà, cây cối. Sau đó cố gắng kiếm những chi tiết nhỏ hơn như xe cộ, cây cảnh, vật trang trí …Thỉnh thoảng dùng tay xoa nhẹ mắt. Bài tập này giúp mắt được thoải mái và thư giãn. Nên tập vào buổi sáng
1.8 Viết chữ cái bằng mắt
Đây là một động tác thú vị kết hợp của các phương pháp di chuyển mắt. Giữ đầu thẳng, cố định. Dùng mắt viết chữ tuỳ thích
Ngoài việc di truyền, thị cận thị thường xảy ra với những người có môi trường ánh sáng không tốt. Vì vậy thay đổi thói quen sinh hoạt hàng ngày sẽ tác động phần lớn lên việc kìm hãm mức độ cận của bạn
Theo lời khuyên của các chuyên gia, những người cận nhẹ dưới 0.5 độ thì không nên đeo kính thường xuyên. Những người cận từ 1-2 độ chỉ nên đeo kính khi học tập và làm việc
2.1 Đeo kính đúng số đo
Đeo kính sai số đo là nguyên nhân hàng đầu khiến cho mức độ cận của bạn tăng nhanh. Nếu bạn đeo dưới số đo, mắt phải phải điều tiết nhiều hơn. Còn ngược lại nếu đeo tăng số đo, mắt bạn phải làm quen với số đo mới và vô hình dung đó là số đo mắt hiện tại của bạn
Thường xuyên đi đến các trung tâm cắt kính để đo lại độ của mắt. 3-6 tháng bạn nên đi đo lại một lần để đảm bảo kính hiện tại phù hợp với độ cận mắt bạn
2.2 Hạn chế để mắt bị căng thẳng
Việc phải học tập và làm việc trong một thời gian quá dài sẽ làm cho mặt bị mỏi mệt, khô mắt. Vì vậy cứ trung bình khoảng 45phút – 1h học tập và làm việc, bạn nên cho mắt nghỉ nghơi 5 phút rồi tiếp tục công việc của mình
2.3 Mát xa mắt bằng nước ấm
Sẽ giúp cho lượng máu lưu thông ở mắt được tốt hơn, ngoài ra còn cho mắt được thư giãn. Nên thực hiện vào buổi tối
2.4 Làm việc ở điều kiện đầy đủ ánh sáng
Kiểm tra nguồn sáng có đáp ứng đủ điều kiện để học tập và làm việc hay không. Tốt nhất vẫn là nguồn sáng tự nhiên đến từ mặt trời. Nếu không đủ điều kiện đó thì nên lựa chọn đèn có màu sắc trắng ấm. Nó mang lại nguồn sáng rõ giúp tập trung, không gây buồn ngủ
2.5 Tư thế ngồi
Ngồi đúng tư thế không chỉ tốt cho cột sống, vóng sáng mà đặc biệt rất quan trọng với đôi mắt. Nếu ngồi sai tư thế thì mắt của bạn rất dễ tăng độ. Vậy tư thê ngồi học và làm việc như thế nào là đúng
+ Cột sống giữ thẳng và vuông góc với mặt ghế. Giữ mắt ở độ cao từ 25cm – 30cm so với sách vở
+ Hai tay đặt đúng điểm tựa. Hai chân thoải mái, tạo thành góc vuông với ghế. Không được gác chân hoặc khoanh chân lại
2.6 Không nên tiếp xúc quá lâu với ánh sáng xanh
Ánh sáng xanh đến từ điện thoại, máy tính, tivi rất có hại cho sức khoẻ của mắt. Với những người thường xuyên phải làm việc với máy tính phải bổ sung những dưỡng chất như thuốc bổ mắt, nước nhỏ mắt, và đặc biệt phải sử dụng loại kính có khả năng chống ánh sáng xanh
2.7 Thường xuyên tham gia các hoạt động ngoài trời
Theo các chuyên gia, một số tia trong ánh sáng mặt trời có tác dụng kích thích sự hoạt động các tế bào trong mắt. Chú ý chỉ tham gia các hoạt động thể thao vào những thời gian mà đáp ứng đủ điều kiện ánh sáng
2.8 Không nên thức khuya và ngủ đủ giấc
Ban đêm là thời điểm mắt được cần nghỉ ngơi, nếu bạn thức quá khuya chẳng khác nào bắt cơ thể nói chung và mắt nói riêng làm việc quá sức. Như vậy sẽ gây căng thẳng, làm giảm sức khoẻ của mắt. Ngủ đủ giấc 7h – 8h một ngày để đảm bảo được sự hồi phục của các tế bào mắt
2.9 Tránh tia cực tím
Khi đi ra ngoài nắng cần phải có kính râm hoặc mũ vành rộng để che chắn cho mắt, giảm tối đa lượng tia cực tím tiếp xúc với mắt
2.10 Bỏ hút thuốc lá và các chất kích thích
Cùng với rượu bia, thuốc lá cũng trở thành tác nhân hàng đầu gây ra các vấn đề sức khỏe ở con người và là nguyên nhân dẫn đến tử vong sớm. Thói quen hút thuốc lá có thể gây hại đến hầu hết các cơ quan trong cơ thể, trong đó có cả bộ phận mắt
3. cách giảm cận thị bằng ăn chế độ ăn uống
Các Vitamin A, Vitamin E, Vitamin C, Crom, Kẽm, Lutein rất cần thiết cho một mắt. Vì vậy sử dụng các thực phẩm bổ mắt hàng ngày giúp cung cấp một lượng lớn Vitamin và dưỡng chất cho một đôi mắt khoẻ đẹp. Một số thực phẩm thường gặp là: củ cà rốt, cà chua, quả đu đủ, cá hồi, quả óc chó …
Vitamin A: loại vitamin tan trong dầu mỡ, có tác dụng tăng cường cho hệ miễn dịch, chống lại các bệnh nhiễm khuẩn, tham gia vào chức năng phát triển. Đóng vai trò rất quan trọng tham gia vào các chức năng thị giác của mắt, chống bị quáng gà do khô mắt từ đó tránh dẫn đến khô kết mạc, loét giác mạc. Cần cung cấp cho cở thể nói chung và mắt nói riêng một lượng Vitamin A dồi dào trong các bữa ăn hàng ngày
Vitamin B: Hỗ trợ gia tăng sự trao đổi chất của tế bào mắt, giảm sung huyết thần kinh thị giác, duy trì thị lực khỏe mạnh. Nếu thiếu vitamin B thì sẽ gây ra triệu chứng mỏi mắt, chảy nước mắt và co giật cơ mắt và mờ mắt
Vitamin C: Vitamin C có giúp các tế bào chống lại quá trình oxy hóa, bảo vệ mắt khỏi tác hại của các tia cực tím, có thể kiểm soát tình trạng viêm trong mắt. Ngoài ra Vitamin C có thể ngăn ngừa và trì hoãn sự phát triển của bệnh đục thủy tinh thể hay gặp ở người lớn tuổi, hạn chế xuất huyết kết mạc và chảy máu trong nhãn cầu.
Vitamin E: Có nhiều trong dầu thực vật, hạt hạnh nhân, hạt dẻ, hạt óc chó và các loại hạt khác
4. cách chữa cận thị dân gian
4.1 Bài thuốc dân gian Việt Nam
Nguyên liệu: lô hội, hạt óc chó, mật ong và chanh tươi
Cách làm: dùng nước ép lô hội, nước cốt chanh tươi cùng các thành phẩn còn lại xay nhuyễn thành tạo hỗn hợp. Cho hỗn hợp vào hũ kín, bảo quản bằng tủ lạnh trong khoảng 1 tuần
Cách sử dụng: Uống hỗn hợp 3 lần mỗi ngày, trước bữa ăn 30 phút, mỗi lần 15ml. Trong vòng một tháng sẽ thấy được tình trạng mắt được cải thiện
Về bản chất thì bài thuốc cung cấp một lượng vitamin dồi dào cần thiết cho mắt
4.2 bài tập Trataka của người Ấn Độ
Có nguồn gốc từ Ấn độ, là một bài tập Yoga lâu đời nhất dành cho mắt.
Thắp một cây nến, ngồi vắt chéo chân sao cho cảm thấy thoải mái nhất, từ từ đưa ngọn nên ra xa mắt và nhìn chằm chằm vào ngọn nến đang cháy cho đến khi chảy nước mắt thì nằm thư giãn trong 10 phút.
Bài tập này giúp luyện mắt tập trung vào một vật, một nguồn sáng duy nhất. Giúp cải thiện sự linh hoạt, khả năng nhìn của mắt
5. sử dụng thuốc bổ mắt, thuốc nhỏ mắt
Thuốc bổ mắt không phải là thuốc điều trị bệnh về mắt mà là một dạng thực phẩm chức năng cung cấp các dưỡng chất, vitamin bổ sung cho đôi mắt khỏe mạnh hơn
Thuốc nhỏ mắt có tác dụng làm tăng độ ẩm, giảm căng thẳng, mệt mỏi cho mắt. Giúp mắt ít điều tiết hơn
Hy vọng những bài tập chữa cận thị tại nhà ở trên bổ ích với các bạn. Những phương pháp này đặc biệt hữu ích cho những người bị cận thị nhẹ