Các dấu hiệu trẻ bị còi xương

Còi xương là một trong những căn bệnh phổ biến ở trẻ em, dùng để chỉ những đứa trẻ bị suy dinh dưỡng nặng, có chiều cao lẫn cân nặng thấp hơn mức trung bình, trường hợp còi xương thậm chí còn gặp ở những đứa trẻ bụ bẫm khi nhu cầu dung nạp phốt pho và canxi của các bé nhiều hơn mức bình thường.

1. bệnh còi xương ở trẻ

Còi xương hay loãng xương là căn bệnh gây ảnh hưởng đến toàn bộ xương trên cơ thể người, nguyên nhân do cơ thể thiếu vitamin D dẫn đến sự rối loạn chuyển hóa canxi và phốt pho. Còi xương xảy ra khi hệ xương của người bệnh đang trong giai đoạn phát triển mạnh, bởi vậy, những đứa trẻ bụ bẫm dưới hai tuổi thường mắc phải chứng bệnh này khi cơ thể chúng đang phát triển mạnh, nhu cầu canxi và photpho cao. Nếu thiếu sự lắng đọng canxi và photpho, xương sẽ bị loãng. Bệnh nghiêm trọng còn có thể khiến xương của trẻ biến dạng.

Còi xương là bệnh rất dễ xảy ra ở trẻ nhỏ

Tỉ lệ còi xương tương đối cao tại các nước có sương mù, bởi vitamin D – yếu tố cần thiết cho quá trình hấp thụ và chuyển hóa canxi cùng photpho được con người tiếp nhận từ ánh sáng mặt trời. Tuy nhiên, ngay tại một nước nhiệt đới ẩm gió mùa vẫn có tỷ lệ còi xương cao. Ngoài ra, những em bé có nguy cơ bị còi xương có thể xếp vào các nhóm sau đây: Trẻ có da sậm màu, trẻ không được bú sữa mẹ, trẻ quá nặng cân, các cặp sinh đôi, bé sinh non.

Cha mẹ có thể dễ dàng phát hiện hoặc phòng ngừa sớm các biến chứng từ bệnh còi xương nếu chú ý một số dấu hiệu sau xuất hiện ở con cái:

  • Tóc trẻ rụng nhiều đặc biệt tại vùng sau gáy, rụng thành từng mảng như hình vành khăn
  • Bất thường ở vùng xương đầu: thóp rộng và mềm; thóp không đầy hay phập phồng theo nhịp thở; có bướu trán hoặc đầu bẹp; xuất hiện bướu đỉnh đầu. Sau một thời gian, đầu của trẻ có thể bị bẹp vì tư thế nằm kết hợp với xương mềm.
  • Chậm phát triển: Răng mọc chậm, men răng xấu; khả năng phát triển vận động không tốt nên không thể lẫy, bò, lật hay đi đứng nhanh như các đứa trẻ khác.
  • Trẻ khó ngủ, dễ quấy khóc, giật mình, gắt ngủ hoặc đổ nhiều mồ hôi khi ngủ
  • Có biểu hiện táo bón hoặc rối loạn cương trực cơ

Trẻ quấy khóc nhiều là biểu hiện tiêu biểu của bệnh còi xương

Thậm chí, lượng canxi trong máu hạ xuống quá thấp có thể gây ra còi xương cấp tính, trẻ có thể bị co giật hoặc gặp phải những biến chứng nghiêm trọng như: dị tật xương ức gà (còn gọi là ngực lồi), chân tay vòng kiềng hoặc chân chữ bát, có chuỗi hạt ở xương sườn, lồng ngực biến dạng, vẹo cột sống, khung chậu hẹp, ngực nhô về phía trước như ngực gà. 

Các biến chứng của xương có thể khiến trẻ giảm chiều cao, thay đổi dáng đi, làm ảnh hưởng xấu đến sinh đẻ của con gái, hạn chế chức năng hô hấp, hay mắc các bệnh về hô hấp và máu. 

3. cách phòng tránh và điều trị còi xương ở trẻ

Cách hiệu quả nhất để điều trị còi xương cho trẻ nhỏ là nhanh chóng đưa các con đến gặp các chuyên gia dinh dưỡng hoặc bệnh viện chuyên khoa nhi để được thăm khám và chữa trị kịp thời ngay sau khi cha mẹ phát hiện ra con mắc phải một số các triệu chứng kể trên. Cách điều trị thường thấy nhất vẫn là bổ sung Vitamin D và canxi. Vậy chúng ta có thể bổ sung nguồn dinh dưỡng này bằng cách nào?

3.1. Phơi nắng sáng cho trẻ mỗi ngày

Vitamin D giúp hỗ trợ điều hòa và chuyển hóa canxi, phốt pho trong máu và lan tỏa chúng đến hệ thống xương khớp trong cơ thể. Có thể bạn chưa biết, trong cơ thể người có sẵn chất tiền vitamin D nằm dưới da, có tên là 7-dehydro-cholesterol. Trong khi đó, tác động của tia tử ngoại có trong ánh nắng mặt trời khiến chất tiền tố trên bị hoạt hóa, sau đó hình thành vitamin D. 

Như vậy, cách chữa bệnh còi xương hiệu quả nhất cho trẻ là cho bé phơi nắng trong khoảng thời gian từ 10 đến 30 phút dưới ánh sáng mặt trời trước 9h sáng để tránh tia tử ngoại độc hại có khả năng gây ung thư. Khi phơi nắng, bố mẹ không nên cho trẻ mặc quá nhiều quần áo hoặc phơi nắng qua tấm kính (kính có thể hấp thụ hết ánh nắng mặt trời) như vậy quá trình tắm nắng sẽ không có hiệu quả. 

3.2. Cung cấp vitamin D và canxi qua thực phẩm chức năng hoặc thuốc bổ

Bổ sung vitamin D cho trẻ thông qua các thực phẩm giàu vitamin D

Liều lượng dùng vitamin D tham khảo là 4000 UI/ngày trong vòng 4 – 8 tuần. Trẻ em có thể được chữa trị thông qua thuốc hoặc trực tiếp tiêm vào trong cơ thể. Tuy nhiên, cha mẹ không nên tự ý điều chỉnh thuốc cho con mà cần đưa trẻ đi khám bởi tùy theo tình trạng sức khỏe khác nhau của trẻ mà bác sĩ có thể yêu cầu liều lượng Vitamin D nạp vào cơ thể. Ngoài ra, cũng có thể cho trẻ tiêm vitamin D 200.000 UI/uống, khoảng cách tiêm nhắc lại là 3 tháng và kéo dài trong vòng 1 năm.

Ngoài ra, bố mẹ có thể cân nhắc tăng cường vitamin D hàng ngày cho trẻ thông qua ống canxi B1 – B2 – B6 dạng uống hoặc cốm ăn. Hoặc bổ sung một số thực phẩm thuốc như Vitamin D FluorettenVitamin D Sterogyl

3.3. Duy trì chế độ dinh dưỡng hợp lý và khoa học

Nguồn Vitamin D và canxi dồi dào nhất đối với trẻ sơ sinh chính là sữa mẹ. Khi con đến tuổi ăn dặm, cha mẹ nên chọn các loại thực phẩm nhiều canxi như hải sản hoặc sữa trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày. Bởi Vitamin D có thể tan trong dầu nên chế độ ăn kèm chút dầu mỡ có thể giúp bé hấp thụ Vitamin D tốt hơn. 

3.4. Phòng ngừa từ bên trong

Để ngăn ngừa trẻ bị thiếu Vitamin D dẫn đến còi xương, người mẹ phải chú ý đến chế độ dinh dưỡng và tình trạng sức khỏe của mình ngay từ khi mang thai bé. Khi mang thai, thai phụ không được làm việc nặng nhọc, cần duy trì thời gian nghỉ ngơi hợp lý và có thể bổ sung thêm vitamin D trong tháng thứ bảy của thai kỳ. 

Khi con sinh ra, bé nên được nằm nghỉ ở phòng thoáng mát, đầy đủ ánh nắng mặt trời và được đưa đi tắm nắng thường xuyên, có thể bổ sung thêm vitamin D trong quá trình ăn uống. 

Như vậy, quà bài viết này mọi người đã hiểu rõ được các dấu hiệu của bệnh còi xương cũng như cách bổ sung dinh dưỡng hợp lý. Nếu áp dụng đúng các phương pháp này sẽ giúp có một sức khỏe dẻo dai, mạnh khỏe. Chúc mọi người thành công!

Nhà thuốc SUMO Đã duyệt nội dung
Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, kinh nghiệm 6 năm chuyên môn về thuốc Tân dược, nghiên cứu bào chế, tư vấn thuốc, thực phẩm chức năng tại nhà thuốc Việt Pháp
Đánh giá bài viết
Bình luận (0 bình luận)