Iot là một trong những nguyên tố vi lượng có vai trò thiết yếu đối với cơ thể con người, đặc biệt trong quá trình điều hòa chuyển hóa năng lượng và nâng cao sức khỏe thể chất lẫn tinh thần. Thiếu Iot có thể ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi. Vậy Iodine là gì mà quan trọng đến thế? Chúng ta có thể bổ sung iot bằng cách nào?
1. iodine là gì?
Iodine hay Iot là một nguyên tố vi lượng (vi chất tự nhiên) tham gia vào quá trình tổng hợp hormon tuyến giáp trạng T3 (triiodothyronine) và T4 (thyroxin) bằng các liên kết đồng hóa trị. Iot còn là vi chất quan trọng để tuyến giáp tổng hợp các hormon có lợi cho sự phát triển thần kinh trung ương, tim mạch, hệ sinh dục, làn da, tóc, móng; giúp chuyển hóa beta – caroten thành vitamin A, tổng hợp protein, hấp thụ đường trong ruột non và hỗ trợ chữa lành các tế bào bị hư tổn, đẩy nhanh quá trình trao đổi chất.
Những người có nguy cơ thiếu iot cao nhất bao gồm người không sử dụng muối Iot hoặc sống tại các khu vực thiếu nguồn Iot như Đông Nam Á, Nam Á, New Zealand và một số nước Châu Á khác. Ngoài ra, những người ăn chay, phụ nữ mang thai cũng có thể là nhân tố dễ mắc phải nguy cơ thiếu iot.
Hormon thyroxin có khả năng đảm bảo sự chuyển hóa năng lượng và phát triển sức khỏe toàn diện. Nếu thiếu Iot, sản xuất thyroxin bị giảm sút, tuyến giáp hoạt động bù vào dưới kích thích của hormon tuyến yên nên phì to dần, nghiêm trọng hơn có thể gây thiểu năng tuyến giáp. Hơn nữa, một số nguy cơ sức khỏe khác có thể kể đến như:
- Gây tăng cân bất ngờ: Lượng hormone tuyến giáp sản sinh từ iot thấp sẽ khiến cơ thể sẽ đốt cháy ít calo hơn khi nghỉ ngơi. Như vậy, calo từ thực phẩm sẽ được lưu trữ dưới dạng chất béo nhiều hơn.
- Gây tình trạng mệt mỏi: Khi nồng độ hormone tuyến giáp thấp, quá trình chuyển hóa năng lượng yếu đi khiến bạn mệt mỏi.
- Rụng tóc: Quá trình tái tạo nang lông phụ thuộc vào lượng nồng độ hormon tuyến giáp trong cơ thể. Khi thiếu hormon tuyến giáp, nang lông có thể ngừng tái tạo dẫn đến tình trạng rụng tóc.
- Da bị khô: một trong những dấu hiệu phổ biến của người bị thiếu iot. Hormon tuyến giáp giúp các tế bào da tái tạo nên khi nồng độ hormone thấp, da sẽ không được tái tạo thường xuyên, trở nên khô sần, dễ bong tróc.
- Dễ lạnh. Tốc độ trao đổi chất cũng giảm khi hormon tuyến giáp giảm, như vậy cơ thể tạo ra ít nhiệt hơn khiến cơ thể rơi vào tình trạng lạnh buốt. Ngoài ra, hormone tuyến giáp giúp tăng cường hoạt động của chất béo nâu với khả năng tạo nhiệt, bởi vậy, nồng độ hormone tuyến giáp thấp khiến nhiệt độ cơ thể người bệnh thấp.
- Suy giảm trí nhớ: Hormone tuyến giáp ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần của con người. Một nghiên cứu đã chứng minh, những người có nồng độ hormon tuyến giáp thấp có hồi hải mã nằm tại phần não kiểm soát trí nhớ dài hạn nhỏ hơn.
- Ảnh hưởng tới thai kỳ: Lý do lớn nhất khiến thai phụ thiếu Iot chính bởi trong thời kỳ mang thai, các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể của họ đã được chuyển cho thai nhi trong bụng. Bởi vậy, nhu cầu hấp thụ Iot trong thời điểm này sẽ lớn hơn những thời gian khác. Khi thiết Iot, người mẹ có thể gặp phải chứng bướu cổ, trẻ sơ sinh chậm phát triển thể chất và não bộ. Nguy hiểm hơn, thiếu Iot có thể gây ra chết lưu.
Như vậy, để đảm bảo lượng Iot cần thiết trong cơ thể, chúng ta cần tuân theo nhu cầu Iot theo độ tuổi và giới tính như sau:
Trẻ 0-6 tháng tuổi : 110 mcg i-ốt/ngày.
- Trẻ 7-12 tháng tuổi : 130 mcg i-ốt/ngày.
- Trẻ 1-3 tuổi : 90 mcg i-ốt/ngày.
- Trẻ 4-8 tuổi : 90 mcg i-ốt/ngày.
- Trẻ 9-13 tuổi : 130 mcg i-ốt/ngày.
- Nam giới trên 14 tuổi : 150 mcg/ngày.
- Nữ giới trên 14 tuổi: 150 mcg/ngày.
- Phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú: Nhu cầu cao hơn những thành phần khác, thông thường lượng Iot dung nạp phải dựa vào tình trạng sức khỏe của thai phụ, chính vì vậy, những người mang thai cần đến gặp bác sĩ để được thăm khám và tư vấn hiệu quả.
3. iot có trong thực phẩm nào?
Cơ thể người không có khả năng tổng hợp Iot nên chúng ta phải bổ sung thành phần này từ thức ăn bên ngoài. Ngoài nguồn cung phổ biến nhất từ muối iot (bổ sung ½ thìa cafe muối mỗi ngày), con người có thể dung nạp thêm iod từ các loại thực phẩm tự nhiên trong các bữa ăn. Những loại thực phẩm này bao gồm:
- Sữa động vật và chế phẩm từ sữa động vật như sữa chua và phô mai đều là nguồn i-ốt dồi dào. Phô mai giàu iot và vitamin B, chứa hàm lượng cao canxi, protein. Đặc biệt, một lý sữa tách béo hay sữa 1% cung cấp gần 40% lượng i-ốt được khuyến nghị bổ sung mỗi ngày.
- Sữa chua: Chưa nhắc đến các công dụng khác đối với sức khỏe người, chỉ riêng một cốc sữa chua không đường, ít béo đã cung cấp 50% lượng i-ốt cho cơ thể người. Bởi vậy, bạn nên ăn sữa chua mỗi ngày, kèm thêm hoa quả tươi, mật ong hay ngũ cốc để tăng chất dinh dưỡng thiết yếu và hương vị thơm ngon cho món ăn.
- Trứng: cung cấp khoảng 16% lượng i-ốt được khuyến nghị bổ sung mỗi ngày.
- Hải sản: Nguồn cung Iot dồi dào được tìm thấy trong các loại cá tuyết, cá thu, cá ngừ, cá mú hay tôm. Đặc biệt, nướng hoặc hấp cá giúp giữ lại nhiều chất dinh dưỡng hơn và cung cấp ⅔ lượng iot khuyến nghị hàng ngày.
- Các loại thực phẩm từ hạt: bánh mì, ngũ cốc dinh dưỡng và mì ống tăng cường là những thực phẩm được bổ sung iot cùng một số vitamin B và sắt sau quá trình chế biến.
4. bổ sung iot bằng cách nào?
Ngoài việc hấp thụ Iot qua các bữa ăn, chúng ta hoàn toàn có thể đảm bảo cơ thể duy trì đầy đủ nguyên tố vi lượng thông qua nhiều phương pháp kiểm tra đánh giá và lựa chọn thực phẩm chức năng:
Kiểm tra vùng địa lý: Vị trí địa lý là nơi sinh sống của các loại sinh vật khác nhau và có thể ảnh hưởng đến lượng chất dinh dưỡng có trong các loại thực phẩm. Bạn cần kiểm tra xem khu vực bạn sinh sống thuộc vùng biển hay vùng sông nước. Lượng muối giàu i-ốt ở vùng biển nhiều hơn ở vùng sông nước.
Không ăn quá nhiều rong biển: Rong biển vốn tập trung nhiều iot tự nhiên song có thể dẫn đến tình trạng dư thừa iot trong cơ thể, đặc biệt là rong biển nâu như tảo Kelp. Uống thực phẩm chức năng bổ sung Iot: Bổ sung Iot qua thực phẩm chức năng là phương pháp đặc biệt nhanh so với dung nạp qua chế độ ăn và tăng hiệu quả đối với người bị bệnh. Tuy nhiên, người có ý định sử dụng nên trao đổi với chuyên gia y tế trước để phòng tránh các tác dụng hoặc tương tác thuốc. Iot Kali là một trong những thực phẩm chức năng được tin dùng nhất hiện nay, liều lượng uống dành cho người trưởng thành là 150 mcg/ngày.
Uống vitamin tổng hợp nếu đang mang thai hoặc cho con bú: Như đã đề cập, chế độ ăn bình thường sẽ khó đáp ứng nhu cầu Iot của người mẹ trong quá trình mang thai và thai nhi. Các Vitamin tổng hợp hay thực phẩm chức năng sẽ đáp ứng nhu cầu của nhóm người này tốt hơn.
Như vậy, qua bài viết trên mọi người đã nắm được những thông tin cơ bản về i-ốt là gì cũng như cách bổ sung hợp lý cho cơ thể. Vì vậy, hãy giúp gia đình mình có sức khỏe đảm bảo bằng cách lên thực đơn và thực phẩm hợp lý!