THS.BS TRẦN THÀNH TỚI – ỔN ĐỊNH ĐƯỜNG HUYẾT CHO NGƯỜI TIỂU ĐƯỜNG 

Lời khuyên của Bác sĩ Trần Thành Tới về chế độ dinh dưỡng cho người tiểu đường

Bác sĩ Trần Thành Tới đã có kinh nghiệm tư vấn và thăm khám cho rất nhiều bệnh nhân tiểu đường. Theo Bác sĩ, chế độ dinh dưỡng là yếu tố cực kỳ quan trọng trong việc ổn định lượng đường huyết đối với bệnh nhân tiểu đường. Cùng tham khảo lời khuyên của Bác sĩ Tới trong bài viết dưới đây của Nhà thuốc SUMO nhé.

Quá trình công tác và làm việc của Bác sĩ Trần Thành Tới

Bác Sĩ Trần Thành Tới tốt nghiệp Trường Đại Học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh. Ông đã có nhiều năm công tác tại Khoa Nội tiêu hóa gan mật tại Bệnh viện Nguyễn Tri Phương và Bệnh viện Nguyễn Trãi.

Ngoài công tác nghiên cứu và khám chữa bệnh, Bác Sĩ Trần Thành Tới cũng tham gia giảng dạy tại các trường đại học như: Đại học Y Phạm Ngọc Thạch, Khoa Y Dược – Đại học Hồng Bàng, và Khoa Y Sinh – Đại Học Thể Dục Thể Thao. Hiện nay, Bác Sĩ Trần Thành đang cộng tác tại Bệnh Viện Pháp Việt, nơi ông tiếp tục đóng góp vào sự phát triển y học cho nước nhà.

  • Tốt nghiệp Trường Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh
  • Công tác tại Khoa Nội tiêu hóa gan mật tại Bệnh viện Nguyễn Tri Phương
  • Công tác tại Bệnh viện Nguyễn Trãi
  • Tham gia giảng dạy tại Đại học Y Phạm Ngọc Thạch
  • Tham gia giảng dạy tại Khoa Y Dược tại Đại học Hồng Bàng
  • Tham gia giảng dạy tại Khoa Y Sinh tại Đại học Thể dục Thể thao
  • Cộng tác tại Bệnh viện Pháp Việt.

Bác sĩ Trần Thành Tới đã có kinh nghiệm tư vấn và thăm khám cho rất nhiều bệnh nhân tiểu đường. Theo Bác sĩ, chế độ dinh dưỡng là yếu tố cực kì quan trọng trong việc ổn định lượng đường huyết đối với bệnh nhân tiểu đường. Cùng tham khảo lời khuyên của Bác sĩ Tới trong bài viết dưới đây nhé.

Bác sĩ Trần Thành Tới tại phòng nghiên cứu
Bác sĩ Trần Thành Tới tại phòng nghiên cứu

Vai trò trò quan trọng của chế độ dinh dưỡng đối với bệnh tiểu đường

  • Chế độ dinh dưỡng là yếu tố cơ bản để có thể kiểm soát được lượng đường ổn định. Việc lựa chọn các loại thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp, giữ cân bằng giữa các thực phẩm có chứa tinh bột, protein và chất béo, lượng calo tiêu thụ rất quan trọng để ngăn ngừa sự tăng đột ngột của đường huyết.
  • Một chế độ ăn uống hợp lý sẽ giúp người bệnh giảm phụ thuộc vào việc sử dụng thuốc, tránh tăng lượng đường huyết đột ngột và hạn chế các biến chứng.

Phương pháp ăn uống để ổn định và giảm chỉ số đường huyết

Chọn lựa các loại Carbohydrate phức tạp

Tinh bột phức tạp tiêu hao chậm hơn và không làm tăng đột ngột lượng đường huyết như tinh bột đơn giản. Ưu tiên lựa chọn các nguồn tinh bột phức tạp như lúa mạch, yến mạch, gạo lứt, rau củ và ngũ cốc nguyên hạt.

Sử dụng các loại chất béo tốt

Chất béo không bão hòa từ dầu olive, hạt, và các loại cá giàu axit béo omega-3 là lựa chọn tốt cho người bị tiểu đường. Hạn chế chất béo bão hòa và chất béo trans để giảm nguy cơ mắc các vấn đề tim mạch.

Kiểm soát lượng Protein

Chọn nguồn protein chất lượng từ thịt gà không da, cá, đậu nành và trứng để duy trì cảm giác no lâu và giữ cho cơ bắp khỏe mạnh.

Theo dõi lượng Calo và cân nặng

Theo dõi lượng calo tiêu thụ mỗi ngày để duy trì cân nặng ổn định và kiểm soát đường huyết. Cân nhắc giảm cân nếu cần thiết để cải thiện kiểm soát đường huyết và giảm nguy cơ mắc các biến chứng.

Đa Dạng Hóa Thực Đơn và Theo Dõi Đường Huyết

Ăn một loạt các thực phẩm từ các nhóm chất dinh dưỡng khác nhau để đảm bảo cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể. Theo dõi mức đường huyết hàng ngày và điều chỉnh chế độ ăn uống tùy thuộc vào kết quả đo đường huyết.

Bác sĩ Trần Thành Tới - Người đã có nhiều kinh nghiệm trong việc tư vấn cho bệnh nhân tiểu đường
Bác sĩ Trần Thành Tới – Người đã có nhiều kinh nghiệm trong việc tư vấn cho bệnh nhân tiểu đường

Các thực phẩm giúp giảm chỉ số đường huyết

Chỉ số đường huyết, hay còn được gọi là chỉ số glycemic (GI), là một phép đo được sử dụng để đánh giá tốc độ mà carbohydrates trong thực phẩm tăng mức đường huyết của bạn sau khi ăn. Cụ thể, chỉ số glycemic đo cường độ và tốc độ tăng đường huyết trong khoảng 2-3 giờ sau khi bạn ăn một lượng thực phẩm có chứa carbohydrate so với tinh bột hoặc đường mì.

Chỉ số Glycemic - Glycemic Index (GI) chia thành ba nhóm chính
Chỉ số Glycemic – Glycemic Index (GI) chia thành ba nhóm chính

Chỉ số glycemic được phân loại thành ba loại chính:

  1. Thấp (Low): Chỉ số glycemic dưới 55.
  2. Trung Bình (Medium): Chỉ số glycemic từ 56 đến 69.
  3. Cao (High): Chỉ số glycemic 70 trở lên.

Thực phẩm có chỉ số glycemic thấp được coi là tốt cho sức khỏe vì các loại thực phẩm này không làm tăng đường huyết đột ngột, giúp duy trì mức đường huyết ổn định và giảm cảm đói nhanh chóng sau khi ăn. Trong khi đó, thực phẩm có chỉ số glycemic cao có thể gây ra tình trạng lượng đường huyết bị tăng đột ngột, làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề về sức khỏe như tiểu đường và hoặc các bệnh về tim mạch.

Vậy bệnh nhân tiểu đường nên ăn thực phẩm gì để giảm lượng đường huyết?

  • Tinh bột: Nên sử dụng gạo lứt, các loại ngũ cốc nguyên cám chưa qua chế biến, bánh mì nguyên cám để thay thế cho gạo trắng, bánh mì trắng, bún phở nếu muốn giảm chỉ số đường huyết.
  • Tăng cường các loại đạm thực vật như: thay thế hoặc ăn nhiều hơn các loại đậu, đỗ, các sản phẩm từ đậu (sữa đậu nành không đường, đậu phụ……)
  • Sử dụng các thực phẩm giàu đạm từ động vật nhưng ít béo: thịt bò/lợn nạc, cá, cua, tôm, thịt gia cầm ví dụ như ức gà, vịt bỏ da…..
  • Ăn đa dạng các loại thực phẩm rau củ chứa hàm lượng chất xơ, Vitamin C, có hàm lượng nitrat cao ví dụ như: các loại cải (súp lơ, cải bắp, cải bó xôi..), cà rốt, củ cải đỏ, củ cải trắng, rau mầm, chùm ngây, cà chua. Nên nạp khoảng 400 – 500g rau mỗi ngày.
  • Các loại quả như: Lê chứa chất xơ và nước nhiều, giúp kiểm soát đường huyết và cung cấp năng lượng cho cơ thể một cách ổn định. Hơn nữa, lê ít đường và có chỉ số glycemic thấp, là một lựa chọn tốt cho người tiểu đường. Táo cung cấp chất xơ, cải thiện sự nhạy cảm với insulin, giàu chất chống oxy hóa, giúp bảo vệ sức khỏe tim mạch. Dưa leo, dâu chứa ít carbohydrate và đường giàu Vitamin và khoáng chất.
  • Sử dụng các loại sữa chuyên biệt dành cho người bị bệnh tiểu đường
  • Bổ sung thêm cho cơ thể các loại Vitamin và khoáng chất, có tác dụng làm ổn định đường huyết và tăng cường hệ miễn dịch như: Vitamin C, E, D, Kẽm, acid folic……..

Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng và không thể phủ nhận trong việc quản lý bệnh tiểu đường. Việc tuân thủ một chế độ dinh dưỡng lành mạnh và cân đối không chỉ giúp kiểm soát mức đường huyết mà còn bảo vệ sức khỏe tổng thể và giảm nguy cơ biến chứng nguy hiểm của bệnh.

Nhà thuốc SUMO Đã duyệt nội dung
Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, kinh nghiệm 6 năm chuyên môn về thuốc Tân dược, nghiên cứu bào chế, tư vấn thuốc, thực phẩm chức năng tại nhà thuốc Việt Pháp
5/5 - (1 bình chọn)
Bình luận (0 bình luận)