Osteomalacia là gì? Bệnh nhuyễn xương là gì?

Nhuyễn xương (hay Osteomalacia) là một trong những căn bệnh phổ biến không chỉ ở người cao tuổi mà ngay cả trẻ em hay thanh thiếu niên cũng có thể mắc phải. Chúng ta vẫn biết canxi, photphat và Vitamin D là ba yếu tố quan trọng để hình thành bộ xương chắc khỏe, nếu cơ thể không chứa đủ ba khoáng chất này, bạn rất dễ mắc bệnh nhuyễn xương. Thậm chí, Vitamin D còn giúp cân bằng lượng canxi và photphat cho sự hình thành xương hợp lý. Vậy khi nào cơ thể không có đủ ba khoáng chất trên gây bệnh, hãy tìm hiểu chi tiết Osteomalacia là gì trong bài viết dưới đây.

    1. tìm hiểu chung về căn bệnh nhuyễn xương

    Nhuyễn xương là một căn bệnh liên quan đến quá trình chuyển hóa phát triển xương

     

    Bệnh nhuyễn xương (tên tiếng Anh là Osteomalacia) xảy ra khi xương khớp bị suy yếu do rối loạn chuyển hóa xương bên trong cơ thể. Trẻ em và thanh thiếu niên thừa cân dễ mắc căn bệnh này và có thể ảnh hưởng đến quá trình phát triển xương, khiến xương bị cong. Những người lớn tuổi cũng có nguy cơ cao bị nhuyễn xương dẫn đến gãy xương. Ngoài ra, bệnh nhuyễn xương có thể được gặp những người có da màu sẫm, hoặc có điều kiện sống thấp và chế độ ăn uống kém, người hạn chế phơi nắng, phụ nữ đang mang thai.

    Chúng ta không nên nhầm lẫn giữa hai khái niệm “nhuyễn xương” và “loãng xương” ngay cả khi các triệu chứng của hai căn bệnh là giống nhau bởi tính chất của chúng khác nhau vô cùng. Với những người bị loãng xương, họ sẽ bị giảm cả chất nền và chất khoáng trong xương giảm dẫn đến tổng khối lượng xương giảm (tỉ lệ chất nền/chất khoáng không đổi). Còn ở nhuyễn xương, lượng chất kháng giảm đi đáng kể kích thích sự tăng lên về lượng chất nền để bù vào sự thiếu hụt đó. Lúc này, tổng khối lượng xương không thay đổi nhưng tỉ lệ chất nền/chất khoáng tăng. Như vậy, mặc dù đều cùng vấn đề về xương khớp song nhuyễn xương thường được hiểu là trạng thái mềm xương. 

    Nhuyễn xương có triệu chứng rõ nhất là tạo nên các cơn đau âm ỉ

    Ban đầu, khi bị bệnh nhuyễn xương, bạn khó có thể nhận ra các triệu chứng mình gặp phải, chỉ thông qua chụp X-quang hoặc các xét nghiệm chẩn đoán mới thấy được các dấu hiệu rõ nét. 

    Tuy nhiên, khi chứng nhuyễn xương nặng lên, một loạt các dấu hiệu khó chịu bắt đầu tấn công dồn dập người bệnh. Bạn bắt đầu bị đau xương (lâu dần xương sẽ dễ gãy), đau các bó cơ (suy nhược cơ), yếu sức, sẽ càng đau thêm vào ban đêm hoặc chịu trọng tải lớn trên người. Những cơn đau âm ỉ sẽ tập trung ở lưng dưới, xương chậu, xương sườn, hông và chân. Thậm chí, nếu lượng canxi trong máu thấp, bạn có thể mắc các triệu chứng: Tê buốt cánh tay, cẳng chân, quanh miệng; co giật hai tay và chân; loạn nhịp tim,…

    3. nguyên nhân gây ra bệnh nhuyễn xương

    Thiếu canxi và photphat rất dễ dẫn đến bệnh nhuyễn xương

    Dưới đây là một số nguyên nhân gây bệnh thường gặp:

    • Thứ nhất, thiếu vitamin D do không tiếp xúc với ánh sáng mặt trời. Ánh sáng mặt trời tạo ra Vitamin D khi hấp thụ qua da, chính vì vậy nếu thường xuyên mặc đồ quá kín và sống tại những nơi thiếu ánh sáng, cùng chế độ ăn ít Vitamin D thì chứng nhuyễn xương càng có khả năng xảy ra. 
    • Thứ hai, nhuyễn xương tạo ra bởi ảnh hưởng từ thuốc. Rất nhiều loại thuốc tương tác với Vitamin cản trở quá trình hấp thụ Vitamin D gây ra thiếu hụt Vitamin D trầm trọng. Một số loại thuốc có thể kể đến như: Thuốc chống động kinh (làm tăng quá trình dị hóa calcidiol): phenobarbital, phenytoin và carbamazepin, Thuốc làm giảm Vitamin D: Isoniazid, rifampicin và theophylline
    • Thuốc chống nấm (làm thiếu Vitamin D tương đối): ketoconazole, Corticoid và Steroid
    • Thứ ba, phẫu thuật làm gián đoạn quá trình giải phóng vitamin D và các khoáng chất hấp thụ trong ruột của dạ dày. Vấn đề này xảy ra khi bạn cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ dạ dày hay ruột non.
    • Thứ tư, sự rối loạn trong thận hoặc gan cũng có thể gây nhuyễn xương bởi hai cơ quan này có vai trò quan trọng trong việc kích hoạt Vitamin của cơ thể. 
    • Cuối cùng, vấn đề đến từ căn bệnh Celiac. Những bệnh nhân của căn bệnh này nếu tiêu thụ thực phẩm chứa gluten sẽ gián tiếp phá hủy niêm mạc ruột non làm quá trình hấp thu các chất dinh dưỡng, vitamin D và canxi bị cản trở.

    4. những phương pháp điều trị nhuyễn xương

    Để điều trị nhuyễn xương cần đi khám để biết nguyên nhân và có hướng điều trị

    Bởi nhuyễn xương gây ra bởi sự rối loạn trong quá trình hình thành và chuyển hóa các chất trong xương cũng như thiếu vitamin D cần thiết cho cơ thể, bạn hoàn toàn có thể chữa trị loạn bệnh này nếu bổ sung Vitamin D đầy đủ, bao gồm duy trì chế độ ăn uống lành mạnh. Song nếu ở trường hợp nặng hơn, bạn cần đi khám bệnh: 
    Về quá trình chuẩn bị: Trước khi đi, hãy lập một danh sách về các triệu chứng đã gặp phải, tiền sử bệnh tật, các loại thuốc và thực phẩm chức năng đang sử dụng cùng những thắc mắc về chữa bệnh. Những thông tin nền của bạn đều giúp các bác sĩ hình dung bức tranh tổng quan về tình hình sức khỏe và đưa ra phương án điều trị hợp lý nhất. 

    Trong quá trình chẩn đoán: 

    Ban đầu, bạn sẽ được đưa đi xét nghiệm máu và có thể còn được kiểm tra về isoenzyme phosphatase kiềm. Nếu những enzyme này được tìm thấy ở mức độ cao, có khả năng bạn đã bị nhuyễn xương rồi. Thậm chí, một xét nghiệm về mức độ hormone cận giáp cũng có thể chỉ ra liệu bạn có đang thiếu hụt vitamin D hay không. 
    Ngoài ra, chụp X quang và các loại chẩn đoán hình ảnh sẽ được ưu tiên bởi nó thường cho thấy các vết nứt nhỏ (được gọi là vùng chuyển dạng Looser) của xương trên cơ thể bạn.

    Đôi khi, bạn cần làm sinh thiết xương để chẩn đoán nhuyễn xương. Lấy sinh thiết tức là bác sĩ dùng một cây kim đâm xuyên qua da và cơ bắp để thu thập mô ở xương, sau đó mẫu sẽ được quan sát dưới kính hiển vi. Tuy nhiên, lấy sinh thiết là cách thức hiếm bởi chỉ cần xét nghiệm và chụp X quang là đủ rồi.

    Về cách điều trị: 

    Nếu bệnh nhuyễn xương vẫn còn ở mức độ nhẹ, bạn có thể điều trị bằng cách bổ sung Vitamin D, canxi hay photpho. Các cách phổ biến là tắm nắng, duy trì chế độ ăn uống có nhiều Vitamin D hoặc dùng thuốc bổ sung vitamin D hay tiêm dưới da hoặc tĩnh mạch ở tay. Sự phục hồi ở xương trong vòng sáu tháng.
    Nếu bạn gặp vấn đề về chuyển hóa Vitamin D, các bác sĩ sẽ chữa trị cụ thể tùy vào mức độ nặng nhẹ của bệnh. Thậm chí nếu bệnh mềm xương quá nặng, trẻ em phải phẫu thuật sửa chữa xương biến dạng. 

    5. cách phòng ngừa bệnh nhuyễn xương hiệu quả

    Có chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng sẽ giảm nguy cơ mắc bệnh

    Tất nhiên, chúng ta đều có thể tự ngăn ngừa nhuyễn xương mà không cần can thiệp của bác sĩ về sau. 

    Đầu tiên, hãy đảm bảo chế độ ăn đầy đủ thực phẩm giàu vitamin D. Một số loại thức ăn tự nhiên bao gồm: ngũ cốc, phô mai, bánh mì, trứng, gan, sữa, nước cam ép (có bổ sung vitamin D), các sản phẩm từ sữa khác, cá, dầu cá (cá hồi, cá thu, cá mòi) 

    Ngoài ra, nhiều nghiên cứu cho thấy, việc tắm nắng hàng ngày khoảng 30 phút vào lúc 7–8 giờ sáng sẽ tăng đáng kể lượng vitamin D. Tuy nhiên, bạn không nên phơi nắng sau khoảng thời gian này vì tia cực tím từ ánh mặt trời có thể khiến da sạm đen và gây ung thư da. Các phương pháp tập luyện cũng giúp cho cơ thể giảm nguy cơ mắc chứng bệnh này.

    Bổ sung Vitamin D bằng liều lượng thuốc cụ thể cũng là phương pháp được nhiều người tin tưởng. Liều lượng này cần được thực hiện theo đo lương của Viện Dinh dưỡng quốc gia để đảm bảo chính xác nhất. Trong đó: 

    • Với trẻ em mới sinh đến 9 tuổi và thiếu niên từ 10-18 tuổi: 5 mcg/ngày
    • Với người lớn từ 19 đến 50 tuổi: 5 mcg/ngày
    • Với người lớn từ 51 đến 60 tuổi: 10 mcg/ngày
    • Với nhóm người trên 60 tuổi: 15 mcg/ngày
    • Với phụ nữ có thai và phụ nữ cho con bú: 5 mcg/ngày 

    Với vai trò là bệ đỡ cho toàn bộ cơ thể, bộ xương cần được chúng ta quan tâm chăm sóc trong suốt cuộc đời. Hãy luôn cố gắng duy trì chế độ ăn uống lành mạnh và thường xuyên khám sức khỏe để phát hiện kịp thời chứng bệnh nhuyễn xương nhé. Hy vọng thông qua bài viết này, bạn đã hiểu Bệnh nhuyễn xương là gì.

    Nhà thuốc SUMO Đã duyệt nội dung
    Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, kinh nghiệm 6 năm chuyên môn về thuốc Tân dược, nghiên cứu bào chế, tư vấn thuốc, thực phẩm chức năng tại nhà thuốc Việt Pháp
    Đánh giá bài viết
    Bình luận (0 bình luận)