Vitamin 3b có tác dụng gì?
Vitamin 3B là sự tổng hợp của 3 loại vitamin nhóm B: B1, B6 và B12. Sản phẩm được điều chế dưới dạng viên uống, có thể sử dụng kèm các loại thực phẩm có chứa hàm lượng các loại vitamin B khác, dùng để bổ sung một lượng lớn vitamin B thiết yếu cho cơ thể. Có tác dụng:
- Điều trị các bệnh do thiếu vitamin nhóm B, do nguyên nhân dinh dưỡng.
- Điều trị giải độc cơ thể do nghiện rượu sinh ra.
- Hỗ trợ điều trị một số hội chứng đau do thấp khớp hoặc thần kinh.
Ngoài dạng viên uống, Vitamin 3B cũng có dạng lỏng có thể được dùng để tiêm vào cơ thể. Nhưng tuyệt đối phải có hướng dẫn sử dụng của bác sỹ.
Một số tác dụng khác của thuốc tuy không được liệt kê trên nhãn thuốc đã được phê duyệt, nhưng các bác sĩ có thể chỉ định bạn sử dụng.
Nếu có hướng dẫn của bác sỹ chuyên ngành thì làm theo hướng dẫn. Nếu không bạn sử dụng theo liều lượng dưới đây:
- Người lớn: mỗi lần 1 viên. Ngày 2 lần.
- Trẻ em: mỗi lần 1 viên. Ngày 1 lần.
Bạn nên làm gì trong trường hợ dùng Vitamin 3B quá liều?
Bệnh nhân dùng vitamin B6 liều cao 2 – 7g/ngày (hoặc trên 0,2 g/ngày trong hơn hai tháng) làm tiến triển bệnh thần kinh giác quan với các triệu chứng mất điều hòa và tê cóng chân tay. Các triệu chứng này sẽ hồi phục sau khi ngưng sử dụng thuốc sau 6 tháng.
Trong trường hợp khẩn cấp hoặc quá liều, gọi ngay cho Trung tâm cấp cứu 115 hoặc đến trạm Y tế địa phương gần nhất.
Ngoài ra, bạn cần ghi lại và mang theo danh sách những loại thuốc bạn đã dùng, bao gồm cả thuốc kê toa và thuốc không kê toa.
Bạn nên làm gì nếu quên một liều?
Nếu bạn quên dùng một liều thuốc, hãy dùng càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, bạn hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Không dùng gấp đôi liều đã quy định.
Chống chỉ định vitamin 3b
- Người mẫn cảm với các thành phần của thuốc, đặt biệt là vitamin B1, vitamin B6.
- U ác tính.
- Người bệnh có cơ địa bị dị ứng.
Tương tác thuốc
- Vitamin B1 ảnh hướng đến các thuốc có tác dụng ức chế thần kinh cơ.
- Vitamin B6 có trong sản phẩm làm giảm độ hiệu quả của levodopa, giảm hoạt tính của altretamin, làm giảm nồng độ phenobarbital và phenytoin có trong huyết thanh.
- Một số thuốc như thuốc tránh thai, hydralazin, isoniazid, penicillamin có thể làm tăng nhu cầu vitamin B6.
Lưu ý khi sử dụng vitamin 3b
- Chúng tôi chưa có bất kỳ nghiên cứu nào về hiệu quả của Vitamin 3B với trẻ nhỏ. Vì vậy cần phải thăm hỏi ý kiến của bác sỹ có chuyên môn khi sử dụng cho các bé.
- Không được dùng Vitamin 3B cho phụ nữ mang thai, phụ nữ đang cho con bú. Vì nó có thể gây ra hội chứng lệ thuộc thuốc cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
Những câu hỏi thường gặp
Vitamin 3B có bán ở đâu? Giá thế nào?
Trả lời: Vitamin 3B hiện có bán tại các hiệu thuốc trên toàn quốc, Nhà Thuốc SUMO đang bán 50.000 vnd/ hộp 100 viên.
Vitamin 3B tương tác với thực phẩm, đồ uống nào?
Rượu, thuốc lá, đồ uống có cồn là những chất có khả năng cao tương tác với các thành phần có trong vitamin 3B.
Tình trạng sức khỏe có ảnh hưởng đến việc sử dụng vitamin 3B?
Trả lời: Tình trạng sức khỏe của bạn có thể ảnh hưởng đến việc sử dụng thuốc này. Báo cho bác sĩ biết nếu bạn có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào.
Nên bảo quản chế phẩm vitamin 3B như thế nào?
Trả lời: Bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát, nhiệt độ không quá 30ºC, tránh ánh sáng trực tiếp.
Vitamin 3B uống như thế nào, vào lúc nào?
Người lớn 2 viên/ ngày chia làm 2 lần. Trẻ em 1 viên/ngày. Nên uống vào buổi sáng trước khi ăn để hấp thụ thuốc tốt nhất.
Vitamin 3B có những dạng và hàm lượng nào?
Trả lời: Các chế phẩm vitamin 3B trên thị trường được sản xuất dưới nhiều dạng bào chế khác nhau như viên nén bao phim, viên nang mềm, thuốc tiêm và cả sản phẩm thực phẩm chức năng với hàm lượng thay đổi. Bạn cần lưu ý đến hàm lượng của sản phẩm trước khi mua và sử dụng.
- Vitamin B1: Viên nén (125mg), thực phẩm chức năng (3mg)
- Vitamin B6: Viên nén (125mg), thực phẩm chức năng (3mg)
- Vitamin B12: Viên nén (125mg), thực phẩm chức năng (6mg)
Vitamin 3B có khả năng tương tác với những loại thuốc nào?
Trả lời: Vitamin 3B có khả năng tương tác với các thuốc sau:
- Thuốc ức chế thần kinh cơ: Vitamin B1 làm tăng tác dụng của nhóm thuốc này.
- Levodopa: Vitamin B6 làm giảm hiệu quả của Levodopa.
- Altretamin: Vitamin B6 ảnh hướng tới hoạt tính của Altretamin.
- Phenobarbital và Phenyltoin: Vitamin B6 làm giảm nồng độ hai loại thuốc này trong huyết thanh.
- Isoniazid, Hydralazin, Penicillamin, thuốc tránh thai đường uống: Làm tăng tác dụng của vitamin B6.
- Neomycin, Acid aminosalicylic, Colchicin, thuốc đối kháng histamine H2: Làm giảm mức độ hấp thu của vitamin B12.
- Cloramphenicol: Làm giảm hiệu quả của Vitamin B12.
Chưa có đánh giá nào.