Vitamin B12 giữ vai trò cần thiết cho chức năng và sự phát triển thích hợp của bộ não, các dây thần kinh, tế bào máu và nhiều bộ phận khác của cơ thể. Vậy khi thiếu Vitamin B12 sẽ gây bệnh gì? Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị như thế nào, hãy cùng tìm hiểu nhé!
Thiếu vitamin b12 sẽ gây ra bệnh gì?
Vitamin B12 đóng vai trò quan trọng đối với hoạt động bình thường của cơ thể, khi thiếu hụt Vitamin B12 sẽ dẫn đến nguy cơ mắc một số căn bệnh sau:
- Bệnh tim mạch, khi cơ thể thiếu hụt Vitamin B12 ở mức độ nghiêm trọng sẽ rất dễ có nguy cơ bị mắc các bệnh lý về tim mạch hoặc máu và giảm chức năng tim.
- Bệnh về thần kinh, Khi thiếu Vitamin B12 bạn sẽ gặp các vấn đề bệnh lý về thần kinh như sự thay đổi về phản xạ tự nhiên, hay bị tê tay chân có cảm giác như kim chích, gặp phải các vấn đề về thị lực, mất trí nhớ, hay quên, đãng trí, gây khó nói, khó di chuyển và chức năng cơ kém.
- Ung thư dạ dày, đây là một căn bệnh vô cùng nguy hiểm do mà nguyên nhân do thiếu Vitamin B12 gây ra.
- Về sinh sản, khi cơ thể thiếu Vitamin B12 sẽ dẫn đến tình trạng vô sinh tạm thời, tuy nhiên nếu được cửa trị kịp thời thì có thể khắc phục được. Trong đó, nếu thiếu Vitamin B12 trong quá trình mang thai sẽ dẫn đến nguy cơ sinh non, sinh thiếu cân, gây đau bụng và chảy máu âm đạo.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc thiếu Vitamin B12. Đầu tiên là do chế độ dinh dưỡng trong bữa ăn hằng ngày không cung cấp đủ nhu cầu Vitamin B12 cho cơ thể. Một trong những nguyên nhân nữa là do cơ thể kém hấp thụ dưỡng chất khi được nạp vào cơ thể hoặc bổ sung Vitamin B12 chưa đúng cách.
Ngoài ra nguyên nhân có thể do tăng nhu cầu về Vitamin B12 như các bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS hay những bệnh nhân hồng cầu phá vỡ nhanh chóng.
Bên cạnh đó, thiếu máu cũng là một nguyên nhân, tất các các loại thiếu máu đều dẫn đến việc thiếu Vitamin B12.
Triệu chứng của việc thiếu hụt vitamin b12
Thiếu Vitamin B12 cơ chế hoạt động của cơ thể sẽ bị đảo lộn. Bộ não là cơ quan đầu tiên bị xáo trộn nếu Vitamin B12 trong cơ thể bị thiếu hụt. Người thiếu Vitamin B12 sẽ dẫn đến tình trạng cảm thấy chán nản và nặng hơn là trầm cảm, gặp các vấn đề về trí nhớ, xét đoán sự việc và khả năng tiếp thu.
Bên cạnh đó, còn có thể gây ra một số ảnh hưởng toàn thân khác như sẽ luôn cảm thấy mệt mỏi, thiếu năng lượng, loét miệng, đau và đỏ lưỡi, yếu cơ và các vấn đề về thị giác… Vitamin B12 cũng giữ vai trò quan trọng với tim mạch và tiêu hóa, khi thiếu Vitamin B12 sẽ dẫn đến nguy cơ bệnh tim mạch, thiếu máu và rối loạn tiêu hóa.
Một số sản phẩm điều trị rối loạn tiêu hoá:
Thiếu Vitamin B12 sẽ tạo ra các tế bào hồng cầu và DNA không khỏe mạnh.
Cách điều trị việc thiếu hụt vitamin b12
Để khắc phục những tác hại và hạn chế nguy cơ của việc thiếu hụt Vitamin B12, cần phải bổ sung Vitamin B12 cho cơ thể đúng cách và đầy đủ.
Thứ nhất, cách đơn giản nhất để bổ sung Vitamin B12 cho cơ thể là thông qua chế độ ăn uống. Bạn hãy ưu tiên lựa chọn những thực phẩm giàu Vitamin B12 như thịt bò, cá, cua, ốc, sò, trứng , sữa và sữa chua… Đối với những người ăn chay các loại dưa rau ngâm lên men cũng rất dồi dào Vitamin B12 và là một lựa chọn tốt.
Thứ hai, đối với những trường hợp thiếu nghiêm trọng hay có nhu cầu cao về Vitamin B12 có thể sử dụng các sản phẩm thực phẩm chức năng bổ sung Vitamin B12 ở dạng viên nang hoặc nước, trong trường hợp đặc biệt dưới sự hướng dẫn của bác sĩ có thể tiêm Vitamin B12.
Vitamin B12 có vị trí và vai trò vô cùng quan trọng không thể thiếu trong hoạt động sống của cơ thể, sức khỏe con người. Thiếu Vitamin B12 là nguyên nhân dẫn đến nhiều bệnh lý vô cùng nguy hiểm và nghiêm trọng. Để hạn chế nguy cơ đó, mỗi chúng ta cần phải có chế độ dinh dưỡng hợp lý trong bữa ăn và bổ sung đầy đủ Vitamin B12 cho cơ thể đúng và đủ.