Vitamin nhóm B (B-complex) là nhóm dinh dưỡng giữ vai trò cực kỳ quan trọng trong cơ thể. Một số người nói rằng Vitamin B (B-complex) được nạp vào cơ thể qua viên uống trong khi thực chất chúng ta có thể được cung cấp đủ B-complex từ nguồn thực phẩm hàng ngày. Tuy nhiên, các yếu tố như tuổi tác, sinh nở, ăn kiêng, điều trị, yếu tố Gene và rượu bia khiến cơ thể thiếu hụt trầm trọng B-complex mà không biết.
Vitamin b là gì?
Vitamin B hay nhóm các vitamin B là các vitmain tan trong nước đóng vai trò chủ đạo trong việc thúc đẩy qúa trình trao đổi chất trong tế bào. Vitamin B thường bị hiểu nhầm là 1 loại vitamin nhưng thực chất chúng có đến 8 đồng vị khác nhau về hoạt động, cấu tạo hoá học và chức năng. Trong đó bao gồm vitamin B1, B2, B3, B5, B6, B7,B9 và B12.
B1 (thiamine): giữ vai trò thiết yếu trong quá trình chuyển hoá dinh dưỡng thành năng lượng để cơ thể hoat động.
B2 (riboflavin): giúp chuyển hoá thực phẩm thành năng lượng và hoạt động như một chất chống oxy hoá.
B3 (niacin): đóng vai trò chính trong quá trình truyền tín hiệu thần kinh, chuyển quá, sản xuất và sửa chữa DNA.
B5 (pantothenic acid): Giống như các Vitamin nhóm B khác, B5 cũng có chức năng cung cấp năng lượng cho cơ thể nhờ chuyển hoá thực phẩm. B5 còn tham gia vào quá trình sản xuất hormone và cholesterol.
B6 (pyridoxine): Pyridoxine chức năng liên quan đến quá trình sản xuất tế bào máu, chuyển hóa amino acid và tạo ra các dẫn truyền thần kinh.
B7 (biotin): Biotin đóng vai trò quan trọng trong chuyển hoá carbonhydrate, chất béo và quá trình biểu hiện Gene. Vitamin này cũng giúp da, tóc, móng khoẻ mạnh và phát triển.
B9 (folate): Folate cần thiết để hình thành tế bào, chuyển hoá amino acid và hình thành tế bào máu hồng cầu, bạch cầu cũng như hoạt động phân chia tế bào.
B12 (cobalamin): B12 được xem là vitamin nhóm B phổ biến nhất. Chúng giữ vai trò sống còn trong chức năng thần kinh, sản xuất DNA và phát triển tế bào máu đỏ.
Vitamin b có tác dụng gì?
Giảm Stress và cải thiện tâm trạng
B-complex vitamin thường cho tác dụng giảm mệt mỏi và cải thiện tâm trạng. Vitamin nhóm B cũng giúp nâng cao sự nhận thức nhờ chức năng hỗ trợ sản xuất tế bào não, phát triển hệ thần kinh và sự hình thành bao Myelin xung quanh thế bào thần kinh. Về cơ bản, khả năng tiếp nhận và phát tín hiệu thông tin của não sẽ được cải thiên nếu bổ sung đầy đủ vitamin nhóm B.
Trong một thí nghiệm 33 ngày với 215 người đàn ông trưởng thành khoẻ mạnh, các nhà khoa học tìm ra rằng bổ sung lượng cao Vitamin B (B-complex) và khoáng chất khác giúp tăng cường trí lực, khả năng nhận thức và phản xạ, giảm stress rõ rệt. Đối với phụ nữ được bổ sung B-complex và khoáng chất trong 90 ngày giảm triệu chứng mệt mỏi và stress hiệu quả.
Giảm triệu chứng lo lắng và trầm cảm
Mặc dù B-complex không giúp điều trị các bệnh về thần kinh nhưng vitamin nhóm B giúp cải thiện rõ rệt các triệu chứng lo lắng, bồn chồn hoặc trầm cảm. Trong một thí nghiệm lâm sàng trên 60 người lớn có dấu hiệu trầm cảm, họ được cho tiếp nhận lượng vitamin B (B-complex) trong 60 ngày, kết quả cho thấy triệu chứng trầm cảm, bồn chồn đã giảm hiệu quả.
Bổ sung vitamin B cũng giúp nâng cao hiệu quả điều trị khi được kết hợp với các phương pháp điều trị giảm trầm cảm khác. Một nghiên cứu chỉ ra cung cấp lượng B12, B6 và folic acid cho người bệnh giúp tăng đáp ứng chống trầm cảm sau hơn 1 năm điều trị. Điều này hoàn toàn có khả năng khi nhận định rằng mức độ vitamin B (B12, B6, Folate) thấp trong máu có liên quan trực tiếp đến nguy cơ bị trầm cảm và bệnh thần kinh khác.
Xem thêm: Thừa Vitamin B và Thiếu Vitamin B gây bệnh gì?
Nên bổ sung bao nhiêu vitamin b ?
Mỗi loại vitamin nhóm B có một định lượng bổ sung hàng ngày nhất định tuỳ thuộc vào giới tính, tuổi tác và các yếu tố khác như sinh nở, mang bầu… Bảng dưới đây nêu lên lượng vitamin B (B-complex) cần bổ sung hàng ngày (RDI) như sau:
Phụ nữ Nam giới
B1 (Thiamine) 1.1 mg 1.2 mg
B2 (Riboflavin) 1.1 mg 1.3 mg
B3 (Niacin) 14 mg 16 mg
B5 (Pantothenic acid) 5 mg 5 mg (AI)
B6 (Pyridoxine) 1.3 mg 1.3 mg
B7 (Biotin) 30 mcg (AI) 30 mcg (AI)
B9 (Folate) 400 mcg 400 mcg
B12 (Cobalamin) 2.4 mcg 2.4 mcg
Phụ nữ có thai và cho con bú cần bổ sung lượng B-complex cao hơn bình thường trong khi trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cần ít hơn. Nếu bạn được chuẩn đoán thiếu hụt Vitamin B, cần được bổ sung Vitamin B liều cao bằng đường uống từ TPCN. Do đó, việc bổ sung thêm Vitamin B cần được chỉ định theo yêu cầu từ Bác sĩ sau khi đã được xét nghiệm cẩn thận và được chuẩn đoán cụ thể.