Cách giúp bé ngủ ngon nhất hiện nay!

Giấc ngủ của trẻ sơ sinh khác với các đối tượng khác, bé có thể ngủ cả ngày hoặc thức dậy ở những khung giờ trái với đồng hồ sinh học của cha mẹ. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp các bé ngủ không ngon giấc và trở nên cáu gắt, khó chiều vì trải nghiệm không mấy dễ chiều này. Các ông bố, bà mẹ vì thế cũng không thể an tâm yên giấc. Thấu hiểu tâm tư này, nhà thuốc Sumo sẽ chỉ các bạn cách giúp bé ngủ ngon nhất hiện nay. 

Xem thêm:

1. chúng ta biết gì về giấc ngủ của trẻ sơ sinh?

Đối với trẻ sơ sinh thì giấc ngủ rất quan trọng, chiếm 90% thời gian

Như đã đề cập, giấc ngủ của trẻ sơ sinh khác với những đối tượng ở độ tuổi khác. Trong vòng một tháng đầu tiên kể từ khi ra đời, bé sẽ gần như ngủ cả ngày, chỉ thức dậy khi nào có nhu cầu bú sữa mẹ (tầm 2 – 3 lần một ngày). Khi trẻ được ba tháng tuổi, bé bắt đầu hình thành thói quen ngủ đêm dài và thức dậy khi em thấy đói. Tuy nhiên, để tránh trường hợp trẻ suy dinh dưỡng, nhẹ cân, các bà mẹ nên chủ động cho con bú sữa thường xuyên hơn chứ không nên để bé ngủ quá ba tiếng. 

Thời gian ngủ của bé sơ thường tổng cộng nhiều hơn 10 tiếng mỗi ngày không tính thời gian trở dậy để bú mẹ. Do đó, khi các mẹ để ý con ngủ ít hơn thời gian trên thì có lẽ bé đang gặp tình trạng mất ngủ rồi đây. Các mẹ có thể dễ dàng nhận ra qua biểu hiện của con trẻ: cáu gắt, khóc về đêm, ru mãi nhưng không chịu ngủ. 

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ mất ngủ, ngủ không ngon giấc

Theo thông tin chúng tôi tổng hợp được, trẻ sơ sinh bị mất ngủ bởi một vài nguyên nhân điển hình sau:

  • Trẻ bị ướt tã: Đóng tã thường đã rất bí bách, nhưng nếu tã bị dính ướt thì còn nóng ẩm và khó chịu hơn, gây kích ứng lên làn da nhạy cảm của bé. Bé sẽ dễ dàng nhận ra cảm giác không mấy dễ chịu này và mất ngủ. 
  • Trẻ bị thiếu chất: Canxi và Kẽm đóng vai trò tối quan trọng cho một chất ngủ ngon. Khi thiếu hai chất này, bé thường ngủ không ngon giấc, có thể giật mình trong lúc ngủ hoặc chỉ một tiếng động nhẹ cũng làm em thức giấc.
  • Trẻ bị đói: Nguồn dinh dưỡng chính của trẻ sơ sinh vẫn là sữa mẹ. Thông thường cứ ba tiếng em sẽ trở dậy một lần để đòi sữa mẹ, nạp thêm năng lượng. Ngược lại, nếu các mẹ không để ý cho trẻ bú vào ban đêm thì các con sẽ bị mất ngủ vì đói.
  • Trẻ bị bệnh: Ngay cả những yếu tố bệnh lý cũng có thể chi phối giấc ngủ của người lớn chứ chưa nói đến trẻ em. Nếu bé nhà bạn đang mắc các vấn đề về hô hấp hay cảm lạnh, mắc các chứng viêm,… thì em sẽ rất mệt mỏi, khó chịu và từ đó mất ngủ. 
  • Trẻ bị tác động bởi không gian xung quanh: Môi trường cũng có khả năng ảnh hưởng đến giấc ngủ của bé. Nếu như phòng ngủ của bé không cách âm tốt hoặc hấp thu quá nhiều ánh sáng thì em không thể ngủ sâu giấc được. Tốt nhất, bằng mọi cách cần tạo ra một không gian yên tĩnh, thoáng mát, ánh sáng dịu nhẹ để trẻ ngủ tốt hơn 
  • Trẻ bị ảnh hưởng tâm trạng: Trẻ có thể mất ngủ vì gặp ác mộng, phấn khích vì có người chơi cùng hoặc bị xáo động bởi bất cứ điều gì đó

3. mách các mẹ cách giúp bé ngủ ngon chuẩn nhất hiện nay!

Bất cứ sự tác động không mong muốn nào trong quá trình ngủ cũng ảnh hưởng đến hệ thần kinh của các con. Thậm chí dẫn đến tính cáu gắt, kén ăn của trẻ. Để giúp con mình cải thiện giấc ngủ, các mẹ cân nhắc áp dụng một số phương pháp sau:

  • Cho trẻ bú no trước khi ngủ: Nếu vấn đề năng lượng là điều ngăn con bạn đến với giấc ngủ an yên, hãy chủ động cho con bú thật no trước khi ngủ. 
  • Thường xuyên kiểm tra tã của con: Các ông bố bà mẹ nên thay phiên nhau kiểm tra tã của con trẻ để biết liệu bé có tè dầm hay không. Nếu phát hiện thấy có hãy thay tã mới để bé luôn luôn khô thoáng và dễ chịu. 

Cho trẻ bú no bụng hoặc thay tã tránh ẩm ướt sẽ giúp bé ngủ ngon giấc hơn

  • Giúp bé phân biệt ngày và đêm: Trẻ sơ sinh khi mới chào đời chưa thể phân biệt ngày và đêm. Nếu trẻ ngủ nhiều vào ban ngày sẽ không thể ngủ vào ban đêm nữa, giấc ngủ cứ thế bị xê dịch lộn xộn. Để bé ngủ ngon hơn vào buổi đêm, chúng tôi khuyến khích các mẹ giúp bé phân biệt bằng cách chủ động đánh thức con theo khung giờ nhất định, mở cửa để ánh sáng vào nhà và cho em tiếp xúc với ánh sáng mặt trời, tích cực chơi cùng con. Ban đêm, các mẹ cần bố trí không gian tối, yên tĩnh và ru con vào giấc ngủ. 
  • Hãy đặt bé xuống giường khi em đã thiu ngủ: Đây là thói quen giúp con trẻ làm quen với việc tự ngủ thay vì làm phiền mẹ bế mỗi đêm.
  • Bổ sung canxi, kẽm vào chế độ ăn uống của trẻ: Nếu việc thiếu chất là nguyên nhân khiến con trẻ mất ngủ, hãy cho bé uống sữa và tắm nắng thường xuyên để bổ sung canxi. Ngoài ra, các mẹ cần bổ sung rau xanh và vitamin trong bữa ăn của mình để tăng kẽm trong sữa. 
  • Tạo không gian phòng ngủ thích hợp: Hãy cố gắng bố trí không gian yên lặng, thoáng mát (trong nhiệt độ 28 – 29). Để trẻ mặc quần áo dễ chịu, khô ráo. 
  • Quấn Bé Khi Ngủ Đêm: Cùng với việc để con nằm xuống giường mà không cần bế, mẹ nên áp dụng quấn thêm chăn mỏng, gối chặn hoặc khăn bông xung quanh bé để con luôn cảm thấy an toàn. Bởi lẽ bé con đã quen với việc gắn bó với mẹ trong hơn 9 tháng trước khi chào đời, thói quen này sẽ còn theo bé một thời gian sau đó. Bởi vậy, cảm giác được ôm ấp và giữ ấm sẽ tạo cho con trẻ cảm giác an toàn và ngủ ngon hơn.
  • Massage cho con trước khi ngủ: Đôi khi, chỉ cho con bú thôi là chưa đủ, nếu như con trẻ vẫn khóc khi thức giấc đột ngột, các mẹ có thể thử cách massage nhẹ nhàng cho em để giúp em đi vào giấc ngủ nhanh chóng hơn. 
  • Ru em vào giấc ngủ: Đây chắc chắn là cách thức phổ biến mà người nào cũng biết. Tuy nhiên bạn có thể để em làm quen với những âm thanh khác không phải là tiếng ru ngủ của bạn, ví dụ như những bản nhạc không lời tìm thấy trên facebook cũng là một ý kiến rất hay. Hơn nữa, khoa học đã chứng minh nghe nhạc sẽ giúp trẻ phát triển trí thông minh về âm thanh và ngôn ngữ tốt hơn. 

Ru bé ngủ sẽ giúp con dễ ngủ cũng như phát triển các giác quan tốt hơn

  • Tắm cho con trước khi ngủ: Để trẻ yên giấc, tạo ra một cảm giác thoải mái là điều kiện tiên quyết. Và còn điều gì tuyệt vời hơn là được làn nước ấm áp vỗ về, rửa sạch mọi vết nhớp nhúa trên người? Bạn nên tắm cho bé vào buổi chiều sau khi em thức giấc.
  • Đừng nên tác động khi bé cựa mình: Một trong những thói quen của phụ huynh là khi thấy con mình cựa quậy sẽ nghĩ con ngủ không ngon giấc và lập tức vỗ về. Tuy nhiên, điều này lại tạo nên tác dụng ngược bởi em có thể bị giật mình và trở dậy, trong khi cựa mình chỉ là một trong những hành động vô thức mà em có thể ngủ ngay chức không cần ai tác động vào. 

Trên đây là toàn bộ những cách giúp bé ngủ ngon để các ông bố bà mẹ tham khảo và áp dụng cho con mình. Cũng đừng ngần ngại chia sẻ với nhà thuốc Sumo phương pháp của riêng bạn nhé. 

Nhà thuốc SUMO Đã duyệt nội dung
Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, kinh nghiệm 6 năm chuyên môn về thuốc Tân dược, nghiên cứu bào chế, tư vấn thuốc, thực phẩm chức năng tại nhà thuốc Việt Pháp
Đánh giá bài viết
Bình luận (0 bình luận)