Có nhiều nguyên nhân khiến bạn gãy móng tay đột ngột và thường xuyên, như đã đề cập, những yếu tố này thường biểu hiện ở lão hóa về tuổi tác khi sức khỏe đã yếu đi hoặc bản thân người mắc phải chưa biết chăm sóc sức khỏe của bản thân, hoặc một số trường hợp do các loại bệnh lý gây nên. Sau đây hãy cùng Nhà thuốc SUMO tìm hiểu vì sao móng tay bị gãy và cách chữa nhé!
1. móng tay hay bị gãy là bệnh gì?
Lão hóa: Đây là lý do phổ biến nhất có thể xảy ra với bất cứ ai. Phụ nữ khi bước qua độ tuổi 60 rất dễ gãy móng tay do lão hóa, các trường hợp ít gặp hơn ở nam giới. Do tuổi tác, móng tay của bạn trở nên mỏng, dễ gãy hơn, có thể xước măng rô khi vùng da quanh móng tay, móng chân bị bong, xước thành nhiều sợi.
Bệnh vảy nến: Các tế bào da mới phải mất vài tuần để được tái tạo lại, tuy nhiên, nếu quy trình này diễn ra trong vài ngày, khả năng cao bạn đã mắc bệnh vảy nến. Vảy nến có thể khiến bạn bị gãy móng thường xuyên, thậm chí tạo ra các vết lõm trên bề mặt móng, đổi màu móng thành màu vàng, nâu hay trắng đục, …
Bệnh tuyến giáp: Tuyến giáp là một tuyến nằm ở cổ có chức năng tạo ra các hormone kiểm soát nhịp thở, điều hòa nhiệt độ của cơ thể…Khi tuyến giáp không tạo ra đủ lượng hormone cần thiết, bạn sẽ bị suy giáp, khi đó, một trong những triệu chứng dễ thấy nhất là móng tay giòn và dễ gãy.
Thiếu vitamin B: biotin (vitamin B7) thực sự cần thiết cho sức khỏe của móng và tóc. Thiếu loại chất này khiến móng bị trầy, giòn và mỏng hơn.
Sản phẩm bổ sung dưỡng chất cho móng và tóc:
Thiếu máu: Để tạo ra các tế bào hồng cầu khỏe mạnh, oxy cần được vận chuyển đến các mô. Sắt chính là điều kiện cần để duy trì quá trình vận chuyển máu đến các cơ quan trong cơ thể. Khi thiếu sắt, bạn sẽ bị thiếu máu và móng tay bị gãy dễ dàng hơn.
3. một số nguyên nhân gây gãy móng tay
Dùng mỹ phẩm gây hại cho móng: Phụ nữ hiện đại thường rất thích ghé thăm các tiệm nail và trang trí một bộ móng lộng lẫy. Một bộ móng có thể khiến bạn tự tin rất nhiều, tuy nhiên, chăm sóc sắc đẹp cũng là một con dao hai lưỡi. Sơn móng tay và nước tẩy sơn hầu như chứa các hóa chất mạnh khiến móng tay bị khô yếu đi theo thời gian khi sử dụng thường xuyên, thậm chí làm móng bị tách, gãy mạnh hơn. Các chất keo, thuốc nhuộm hay công nghệ giữ sơn trong làm đẹp móng cũng thẩm thấu vào da và ảnh hưởng đến xương khớp .
Tay thường xuyên ướt: Tiếp xúc với nước cũng có thể làm tay nứt gãy và móng trở nên mỏng hơn.
Do nhắn tin: Thật không thể tin được, một công việc đơn giản như nhắn tin cũng có thể gây ra hiện tượng gãy móng. Hiện tượng gãy móng do nhắn tin thường xảy ra với những người sở hữu bộ móng dài, khi móng tiếp xúc với bàn phím trong thời gian dài với lực mạnh có thể khiến móng bị tổn thương. Bạn có thể khắc phục bằng cách cắt và dũa móng cẩn thận, giữ móng tay ở độ dài hợp lý để có thể gõ bàn phím bằng phần thịt đầu ngón tay. Việc này sẽ giúp móng được bảo vệ tốt hơn.
Do thiếu độ ẩm: Nước và xà phòng sẽ làm móng tay khô hơn sau mỗi lần rửa, bởi vậy chúng ta cần thoa kem dưỡng tay, đặc biệt ở phần ngón tay và biểu bì móng.
Do aceton: Aceton được tìm thấy trong các loại nước rửa móng chuyên dụng, trong đó, aceton có mùi cồn – không phải là thứ tốt cho móng của bạn. Sử dụng các loại nước rửa móng chứa acetone khiến móng trở nên khô hơn, lớp sơn móng tay được làm sạch đồng thời với việc lớp dầu tự nhiên trên móng cũng bị tẩy đi.
4. cách chữa gãy móng tay
Sau khi biết nguyên nhân gãy móng tay là gì, chúng ta hãy cùng tìm hiểu cách khắc phục bạn nhé. Gãy móng tay không phải là một bệnh lý nghiêm trọng, móng có thể dày và khỏe mạnh hơn nếu chúng ta biết cách chăm sóc và thay đổi thói quen sinh hoạt của bản thân:
Giữ tay và móng sạch sẽ: giữ tay và móng sạch bằng cách rửa tay thật sự sạch với xà phòng dịu nhẹ để loại bỏ mọi bụi bẩn.
Sử dụng các loại kem dưỡng: Các loại kem có chứa lanolin hoặc axit alpha hydroxy có thể giúp chăm sóc móng tay của bạn. Đặc biệt, trước khi đi ngủ, bạn có thể sử dụng kem chứa ure hoặc dầu khoáng lên móng tay và vùng da xung quanh móng, đeo thêm găng tay cotton để chúng phát huy tốt dụng tốt hơn.
Luôn dùng bao tay: Các công việc nội trợ như rửa chén, lau nhà, tỉa cây cối, cọ nhà vệ sinh,… đều tác động tiêu cực lên móng tay của bạn qua các hóa chất làm sạch. Thường xuyên tiếp xúc tay trần với các loại nước tẩy rửa độc hại khiến móng bị giòn, dễ gãy thường xuyên hơn. Việc sử dụng bao tay để bảo vệ tay trong trường hợp này là vô cùng cần thiết.
Làm ướt móng trước khi dũa hay cắt: Việc cắt hay dũa khi móng đang khô sẽ làm các lớp cấu tạo móng tay tách ra, từ đó làm móng dễ gãy hơn. Bởi vậy, thời điểm cắt móng tay thích hợp nhất là sau khi đi tắm hoặc rửa tay. Thời gian rất thích hợp vì móng lúc này đã mềm hơn và khó gãy hơn.
Không nên cắt lớp biểu bì móng: Biểu bì móng có chức năng bảo vệ chân móng khỏi bụi bẩn và vi khuẩn. Như vậy, cắt lớp biểu bì này đi sẽ làm móng dễ nhiễm trùng, yếu đi và dễ gãy hơn.
Không nên cắn móng tay: Cắn móng tay có thể khiến bạn bị bệnh bởi trên móng tay chức rất nhiều vi khuẩn hoặc cặn bẩn chưa được rửa sạch. Hơn thế nữa, thói quen xấu này có thể khiến móng chảy máu, bị viêm và giòn hơn.
Ăn uống đủ chất: Việc ăn uống đủ chất cũng tác động lên sức khỏe của móng.
Bổ sung Protein: Bởi móng tay Móng tay được làm từ một loại protein có tên là keratin nên hãy bổ sung protein từ các món như thịt gia cầm, cá, bò và thịt heo, các loại rau xanh, đặc biệt là cải bó xôi.
Biotin: có trong trứng, quả bơ, bông cải, gạo nguyên cám. Ngoài ra, bạn cũng có thể tìm uống những loại vitamin tổng hợp và thực phẩm chức năng.
Như vậy, qua bài viết trên Nhà Thuốc SUMO hi vọng mọi người đã có thể nắm được các nguyên nhân dẫn đến gãy móng tay cũng như một số phương pháp giúp chữa trị hiệu quả. Hãy thực hiện các biện pháp bảo vệ giữ gìn móng tay để có được bàn tay xinh đẹp, khỏe mạnh nhé!