Bất cứ sự thay đổi nào trên cơ thể của trẻ cũng có thể trở thành mối bận tâm lớn của những người làm cha, làm mẹ khi mong muốn của họ chỉ đơn giản là được thấy các thiên thần nhỏ bé bình an lớn lên từng ngày. Một vết xước nhỏ cũng khiến cha mẹ đau lòng, vậy nếu trẻ phải trải qua một giai đoạn khó chịu, dẫn đến sự thay đổi về sức khỏe thì thế nào? Những đứa trẻ khi mọc răng sẽ phải trải qua một khoảng thời gian khó khăn như thế đấy, nếu cha mẹ không muốn lo lắng quá nhiều về con mình cần phải hiểu biết các dấu hiệu mọc răng cùng biện pháp chăm sóc trẻ đúng cách.
1. trình tự mọc răng của bé thế nào?
Bạn cần biết rằng, bộ răng sữa của trẻ chứa tổng cộng 20 chiếc răng tương ứng với 10 chiếc hàm trên và 10 chiếc hàm dưới. Mọc răng là quá trình răng sữa xuất hiện lần lượt bằng cách trồi lên khỏi nướu răng. Khi răng mọc lên sẽ không cắt qua da thịt, bởi các hormone được phóng thích trong cơ thể làm chết các tế bào trong nướu răng khiến chúng tách rời ra, “dọn đường” cho răng của bé mọc lên.
Sau sáu tháng tuổi, trẻ bắt đầu mọc những chiếc răng sữa đầu tiên. Chiếc răng đầu tiên là răng cửa giữa, hàm dưới, tiếp theo đó là các răng khác tuần tự nhú lên. Thời kỳ mọc răng sữa này thường kéo dài trung bình trong khoảng 5 – 8 tháng tuổi. Tuy nhiên, thời gian mọc răng sữa của bé không cố định, nhiều đứa trẻ mọc răng sớm từ lúc mới 3 – 4 tháng tuổi, 6 – 7 tháng tuổi và kết thúc vào tháng thứ 30 hay thậm chí 12 tháng tuổi mới mọc răng và kết thúc vào một vài năm sau đó. Cá biệt, một số đứa bé khi mới sinh đã có một hay hai chiếc răng sơ sinh.
Thông thường, răng mọc theo từng cặp, ví dụ như răng nanh hàm trên bên trái và phải sẽ mọc cùng lúc. Răng hàm dưới mọc nhanh hơn răng hàm trên ở cùng vị trí. Hai răng hàm thứ hai của hàm trên thường sẽ mọc cuối cùng. Thông thường, sau sáu tháng trẻ sẽ mọc thêm 4 chiếc răng nữa. Ngoài ra, quá trình mọc răng có một số đặc điểm như: Bé gái thường mọc răng sớm hơn bé trai; răng sữa của trẻ thường có kích thước nhỏ hơn và trắng hơn so với răng vĩnh viễn.
Xem thêm:
- Bổ sung canxi cho bé trên 1 tuổi như thế nào
- Trẻ em có cần bổ sung Vitamin không?
- Lịch uống Vitamin A cho trẻ 2017, 2019 và mới nhất 2020
- Cách bổ sung Vitamin C cho trẻ
Quá trình răng có dấu hiệu nhú lên có thể gây ra những biến đổi rất nhỏ trong cơ thể trẻ, khiến bé cảm thấy khó chịu. Tuy nhiên, ngay cả khi răng chưa xuất hiện, bất cứ phụ huynh nào cũng có thể cung cấp cho con trẻ sự hỗ trợ đầy đủ nếu hiểu rõ các dấu hiệu trẻ mọc răng sau đây:
Trẻ chảy nhiều nước dãi: Thời điểm trẻ mọc răng, dây thần kinh thứ 5 bị kích thích khiến trẻ chảy nhiều nước dãi (nước bọt tiết ra nhờ cơ chế hoạt động của hệ thống thần kinh trung ương). Trong khi đó, chức năng nuốt nước bọt của trẻ chưa phát triển và khoang miệng còn nông khiến nước dãi dễ dàng chảy ra ngoài. Khi trẻ lớn và răng mọc đầy đủ hơn thì hiện tượng này sẽ giảm dần.
Các nốt mẩn đỏ xuất hiện xung quanh miệng và cằm: Nước dãi chảy xuống miệng và cằm có thể khiến làn da mẫn cảm của bé nổi mẩn, đây chính là dấu hiệu mọc răng dễ phát hiện nhất. Trong trường hợp này, cha mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện kiểm tra kỹ lưỡng.
Hay nhai cắn: Mầm răng nhú lên khiến vùng da xung quanh bị kích thích dẫn đến ngứa ngáy. Nhai cắn chính là giải pháp hấp dẫn nhất giải tỏa cơn ngứa này. Tuy nhiên, để tránh răng và củng lợi của bé bị tổn thương, cùng với đó là sự an toàn vệ sinh răng miệng, cha mẹ nên chuẩn bị đồ gặm nướu cho con trẻ.
Rối loạn cơ thể: Khi dồn năng lượng vào việc mọc răng, sức bảo vệ cơ thể sẽ bị yếu đi, đây là thời điểm trẻ dễ bị bệnh nhất, đặc biệt là các vấn đề về tiêu hóa đi kèm với phân hóa lỏng, sốt nhẹ, mệt mỏi, bú kém hơn, quấy khóc và mè nheo nhiều hơn. hể, trẻ có thể mất ngủ, mệt mỏi, quấy khóc, hay “mè nheo”. Thậm chí, răng nhú lên khiến nướu có thể sưng, viêm tấy hoặc loét gây nhiễm trùng vùng răng miệng.
Trước những dấu hiệu này, cha mẹ không nên hốt hoảng mà cần phải theo dõi kỹ lưỡng, giữ thái độ bình tĩnh và nhanh chóng đưa trẻ đến các phòng khám chuyên khoa răng hàm mặt cho trẻ em để nhận sự hỗ trợ kịp thời.
3. cách chăm sóc khi trẻ mọc răng cha mẹ nên biết
Để đảm bảo quá trình mọc răng của trẻ diễn ra thuận lợi nhất mà không gây khó chịu cho trẻ hay giúp các bé có một bộ răng khỏe mạnh, cha mẹ có thể học hỏi theo một số phương pháp dưới đây:
Hãy tạo hứng thú cho bé: Không chỉ tích cực chơi đùa, thủ thỉ cùng các bé, cha mẹ cũng cần tạo hứng thú cho các con trong mỗi bữa ăn để trẻ quên đi sự khó chịu trong quá trình mọc răng.
Cho trẻ ăn uống thế nào: Trong thời điểm này, cha mẹ không nên ép con ăn mà nên chia nhỏ các bữa trong ngày, chế biến đa dạng đồ ăn thật nhừ hoặc nấu cháo. Đặc biệt cần bổ sung vào thực đơn các thực phẩm có chứa vitamin giúp trẻ giảm đau khi mọc răng, tăng cường đề kháng. Một điểm cần lưu ý khác là khi trẻ bắt đầu ăn dặm thì nên hạn chế đồ ngọt và uống sữa ban đêm. Nếu trẻ có bú sữa ngoài thì nên lấy bình ra ngay sau trẻ bú xong.
Làm gì khi trẻ sốt nhẹ: Nếu chỉ là sốt nhẹ, cha mẹ hoàn toàn có thể tự chăm sóc con khi ở nhà, trên 6 tháng tuổi có thể sử dụng paracetamol để giảm sốt. Tuy nhiên khi trẻ sốt cao và kéo dài nhiều ngày phải đưa trẻ đến gặp bác sĩ để đảm bảo an toàn.
Để phòng ngừa các cơn ốm sốt do vết sưng của răng miệng gây ra, cha mẹ nên giữ gìn sức khỏe răng miệng cho trẻ bằng cách sử dụng khăn sạch lau thường xuyên khi trẻ chảy nước dãi nhiều. Sử dụng vải mềm sạch để lau khi trẻ mới mọc răng, khi trẻ lớn hơn thì cho sử dụng loại bàn chải có lông mềm để không gây tổn thương đến nướu và lợi.
Chống chỉ định tự ý dùng thuốc: Tuyệt đối không tự ý sử dụng các loại gel mọc răng bởi những loại này thường chứa benzocaine không tốt cho sức khỏe của trẻ. Cách an toàn nhất vẫn là đến gặp bác sĩ.
Ngoài ra, quá trình răng nhú lên cũng làm bé ngứa và thích cắn đồ vật hơn. Vì thế, mẹ hãy: Chuẩn bị những mảnh khăn sạch sẽ nhúng nước mát cho trẻ gặm, kết hợp dùng tay mát xa nhẹ nướu răng để bé bớt khó chịu.
Cuối cùng, hãy nhớ tránh những thói quen xấu như mút đầu ngón tay, nhai một bên của bé trong giai đoạn này vì chúng sẽ làm cho răng bé bị mọc không thẳng hàng, bị lệch hàm ảnh hưởng đến thẩm mỹ khuôn mặt khi bé lớn.
Kiểm tra răng miệng: Cha mẹ cần chú ý đến các dấu hiệu của con, bất cứ điều gì khác thường nên đến gặp bác sĩ, đặc biệt, sáu tháng sau khi trẻ mọc chiếc răng đầu tiên hãy đưa con đến nha sĩ để tái khám và kiểm tra thường xuyên, bảo đảm răng mọc khỏe mạnh.
Hy vọng, qua quy trình mọc răng của bé, các dấu hiệu mọc răng cùng phương pháp chăm sóc răng miệng cho trẻ sẽ giúp các bậc cha mẹ cùng con cái vượt qua khoảng thời gian khó chịu này dễ dàng hơn.